10:09 21/10/2012

Thảm họa cho CLB khi có các sao cùng tỏa sáng

Tay đua người Đức Sebastian Vettel vừa giành chức vô địch năm thứ 3 liên tiếp trên đường đua F1 và nhiều khả năng sẽ gia nhập đội đua nổi tiếng của Ý Ferrari từ mùa giải năm sau. Và khi đó Ferrari sẽ có một đội tuyển F1 toàn những siêu sao cho mùa giải năm 2014.

Tay đua người Đức Sebastian Vettel vừa giành chức vô địch năm thứ 3 liên tiếp trên đường đua F1 và nhiều khả năng sẽ gia nhập đội đua nổi tiếng của Ý Ferrari từ mùa giải năm sau. Và khi đó Ferrari sẽ có một đội tuyển F1 toàn những siêu sao cho mùa giải năm 2014.


Liệu Alonso (phải) có chịu đứng nhìn Vettel nâng cao cúp vô địch khi cả hai cùng khoác chung màu áo Ferrari mùa giải tới?


Chủ tịch đội Ferrari, ông Luca di Montezemolo, chưa khẳng định việc ký kết thỏa thuận này nhưng theo báo cáo thì tay đua Lewis Hamilton sẽ chuyển sang đua cho đội McLaren. Nếu việc trở về của Vettel là có thật, Ferrari sẽ có những tay đua mạnh nhất trong lịch sử môn thể thao này.


Tuy nhiên những người yêu thích đội đua giàu truyền thống này cũng đang rất lo ngại liệu Ferrari có trở lại những năm tháng huy hoàng của mình với sự thống trị của Michael Schumacher khi trong tay có tới hai ngôi sao cùng tỏa sáng. Và trong lịch sử rất nhiều môn thể thao đã minh chứng cho việc các sao trong cùng đội tuyển sẽ là một thảm họa.


Ở giải đua xe F1

Hai tay đua người Pháp và người Braxin cùng là biểu tượng cho các cuộc đua F1 nhưng đã trở thành rào cản cho nhau bởi lòng đố kị khi thi đấu chung đội McLaren mùa giải các năm 1988 và 1989. Sự cạnh tranh giữa hai huyền thoại làng đua xe F1 bắt đầu diễn ra khi Alain Prost gia nhập đội McLaren năm 1988, khi đó cả Prost và người đồng đội mới Ayrton Senna được đánh giá là hai tay đua xuất sắc nhất thời điểm bấy giờ.


Nhưng cũng chính vì điều này đã làm bùng nên những mâu thuẫn giữa họ. Việc Senna đăng quang chức vô địch năm 1988 khiến Prost ngậm đắng nuốt cay. Một năm sau đó, mọi việc đã trở nên tồi tệ hơn khi Prost va xe vào Senna ở vòng cuối chặng đua cuối cùng của mùa giải tại Nhật Bản khiến cả 2 xe đều văng ra ngoài đường đua. May mắn cho Senna khi anh khởi động lại được xe để về đích và giành chức vô địch mùa giải thứ 2 về cho đội McLaren.


Chỉ sau một mùa giải, Prost quyết định rời McLaren để sang Ferrari. Bắt đầu từ đây, hai tay đua tỏ thái độ kình địch quyết liệt trên đường đua F1, tới khi Senna tử nạn trong vụ đâm xe thảm khốc vào năm 1994. Chính Prost phải thừa nhận một phần trách nhiệm của mình trong cái chết của Senna.


Và Golf:..


Đội trưởng đội tuyển Mỹ tranh giải golf đồng đội Ryder Cup năm 2004 Hal Sutton hiểu hơn ai hết lý do đội mình thất bại dù có trong tay những hảo thủ là Woods và Mickelson. Trước khi vào cùng một đội, quan hệ của hai tay golf này cũng chẳng mấy tốt đẹp, Mickelson thì chỉ trích Woods sử dụng những thiết bị lỗi thời.


Woods thì chỉ trích Mickelson trong một bài phỏng vấn. Kết quả của những mâu thuẫn ngay từ trong phòng thay đồ này đã kéo thành thích của đội tuyển Mỹ đi xuống. Ngay ngày thi đấu đầu tiên, đội tuyển Mỹ đã thua đội châu Âu tới 5 điểm và thua chung cuộc sau 3 ngày thi đấu.


Còn với trượt băng nghệ thuật


Để chuẩn bị cho Olympic mùa đông năm 1994 tại Lillehammer, trong đội hình đội tuyển Mỹ, HLV buộc phải lựa chọn Nancy Kerrigan thi đấu khi chấn thương của Tonya Harding chưa kịp phục hồi. Chồng cũ của Harding và vệ sĩ đã thuê người tấn công Kerrigan làm gẫy chân của cô.


Âm mưu thâm độc của Harding đã không thành khi Kerrigan nỗ lực hồi phục và giành HCB tại Thế vận hội 1994. Mặc dù cho tới tận bây giờ Harding vẫn một mực phủ nhận sự liên quan của mình tới vụ tấn công kể trên nhưng cô vẫn bị phạt 3 năm quản thúc, 500 giờ lao động công ích và 160 ngàn USD. Hiệp hội Trượt băng nghệ thuật Mỹ đã cấm cô vĩnh viễn không được thi đấu vì liên quan tới một tội ác “bất chấp cho sự công bằng thể thao và hành vi đạo đức".


Trong đua xe đạp


Khi hai tay đua thi đấu cùng nhau trong màu áo của đội Astana, Contador vẫn khẳng định “Cho dù anh ta có là tay đua kiệt suất nhất thì tôi cũng chẳng bao giờ kính trọng anh ta”.


Cuối cùng là bóng đá


Mặc dù đã cùng nhau hoàn thành cú ăn 3 cho Manchester United năm 1999 và là những trụ cột của đội tuyển Anh, tuy nhiên hai ngôi sao Teddy Sheringham và Andy Cole lại nổi tiếng là ghét nhau. Hay như đội tuyển Lazio giành chức vô địch Seria A năm 1974. Năm đó, đội giành chức vô địch trên sân cỏ nhưng tại khu vực thay đồ, người ta đã phải bố trí hai phòng thay đồ riêng biệt cho những ngôi sao đối lập nhau để tránh những “cái nhìn đáng ghét” về phía nhau giữa các ngôi sao.



Minh Đăng