12:08 14/12/2016

Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ đang gặp sự cố?

Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ đã lên quỹ đạo sao Hỏa cách đây hai năm nhưng đến nay vẫn chưa công bố dữ liệu về khí metan. Tại sao vậy?

Ảnh minh họa

Theo hãng tin Sputnik, mới đây ông Michael Mumma, nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), người đầu tiên phát hiện khí metan trong bầu khí quyển trên sao Hỏa vào năm 2003 bằng kính thiên văn hồng ngoại khẳng định Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ của Ấn Độ (IRSO) không thể thu thập đầy đủ giữ liệu về khí metan trong bầu khí quyển do tàu thăm dò sao Hỏa của nước này đang gặp phải lỗi cảm biến.

Theo ông Mumma, "đương nhiên,các kỹ sư luôn biết cách chế tạo ra những máy móc tốt, điều này không phải bàn cãi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là họ đã không có định hướng khoa học cần thiết để nhận biết một cách chính xác những gì mình cần phải làm. Đây thực sự là một thông tin không tốt chút nào, nhưng thiết bị cảm biến của tàu thăm dò sao Hỏa mà Ấn Độ đang sử dụng vẫn rất hữu ích, chẳng hạn như nó vẫn có thể sử dụng để đo các bức xạ ánh sáng mặt trời”.

“Các quang phổ có thể thu nhận các đơn vị metan trong bầu khí quyển, nhưng nó không thể chắc chắn cô lập các hydrocarbon trong quá trình phát hiện. Thiết bị này cũng thu nhận tín hiệu của các khí khác, phá hủy sự toàn vẹn của dữ liệu metan”. Ông Mumma cho biết thêm.

Khi được phóng viên hỏi về vấn đề này, phát ngôn của ISRO, ông  Deviprasad Karnik đã lảng tránh không trả lời. Được biết, tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ đã lên quỹ đạo sao Hỏa cách đây hai năm nhưng đến nay vẫn chưa công bố dữ liệu về khí metan.

Hải Ngọc