Nguồn tin từ Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga cho biết bắt đầu từ năm 2014, nước này sẽ mở rộng đáng kể các khu vực tuần tra chiến đấu của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược.
Hãng tin Itar-Tass ngày 1/6 dẫn một nguồn tin trong Bộ Tổng tư lệnh các
lực lượng vũ trang Liên bang Nga cho biết bắt đầu từ năm 2014, nước này
sẽ mở rộng đáng kể các khu vực tuần tra chiến đấu của các tàu ngầm hạt
nhân mang tên lửa chiến lược.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey của Nga. |
Theo nguồn tin trên, "việc các tàu
ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey được đưa vào phiên chế trực chiến của
Hải quân Nga giúp không chỉ tiếp tục các hoạt động tuần tra trên Bắc
Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà còn cho phép thực hiện
các nhiệm vụ chiến đấu tại các vùng biển này, nơi vào cuối những năm 90
của thế kỷ trước thường xuyên có sự hiện diện của các tàu ngầm chiến
lược của hải quân Xôviết, và điều này chỉ kết thúc sau khi Liên Xô
(trước đây) tan rã". Nguồn tin này khẳng định Nga sẽ nối lại hoạt động
tuần tra của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc phiên chế Hạm đội Biển
Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương ở các vĩ độ phía Nam.
Trong một diễn
biến khác, phát biểu cùng ngày nhân kỷ niệm 80 ngày thành lập Hạm đội
Biển Bắc, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết mẫu
nguyên bản đầu tiên của động cơ kị khí dành cho tàu ngầm không chạy bằng
năng lượng hạt nhân do Cục Thiết kế trung ương kỹ thuật biển Rubin phát
triển sẽ được chế tạo vào năm 2016 để đến năm 2017 có thể trang bị cho
tàu ngầm đầu tiên thuộc Dự án 677 "Lada". Theo Đô đốc Chirkov, các tàu
ngầm không chạy bằng năng lượng hạt nhân sử dụng động cơ kị khí sẽ có
khả năng tác chiến bất ngờ hơn nhờ giảm tiếng ồn và tăng thời gian lặn
dưới nước.
Theo Itar-Tass