Ngày 15/1, Đức bày tỏ lấy làm tiếc về việc Nga thông báo chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, cho rằng đây là bước thụt lùi lớn đối với cấu trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu và có những tác động rất cụ thể đối với an ninh và lòng tin ở Bắc Bán cầu.
Ngày 15/1 (chiều 15/1 theo giờ Việt Nam), Nga đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Báo Kommersant dẫn các nguồn tin chính thức giấu tên ngày 15/1 cho biết Nga sẽ thông báo rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở trong những ngày tới.
Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric ngày 23/11 đã thông tin tới báo giới rằng cơ quan này lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Sự kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST) đã tồn tại suốt 18 năm qua có thể xem là một mốc ảm đạm nữa đối với các nỗ lực xây dựng lòng tin an ninh cũng như cắt giảm vũ khí trên thế giới.
Ngày 23/11, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, đồng thời cho rằng hành động này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, sau khi Mỹ ngày 22/11 thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Nga cho biết sẽ tìm kiếm sự bảo đảm chắc chắn của các bên còn lại để thúc đẩy thực thi đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết.
Ngày 22/11,Mỹ thông báo đã chính thức rút khỏi hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở - một trong nhiều thỏa thuận quốc tế mà Mỹ đã quyết định rút khỏi dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 8/10 cho biết Moskva tin tưởng Hiệp ước Bầu trời Mở (OST) sẽ được thực thi đầy đủ trong năm 2021, bất chấp những thách thức mới và các hành động phá hoại trước đó của một số bên tham gia hiệp ước.
Ngày 6/7, Chính phủ hai nước Nga và Belarus bày tỏ lấy làm tiếc đối với quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Hội nghị các nước tham gia Hiệp ước Bầu trời mở thảo luận tình hình xung quanh việc Mỹ tuyên bố ý định rút khỏi hiệp ước dự kiến diễn ra đầu tháng sau.
Theo hãng tin Nga Sputniknews, ngày 30/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng các ủy viên thường trực Hội đồng An ninh quốc gia thảo luận về quan điểm của Moskva liên quan đến việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, cũng như bàn về số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).
Việc Nam Mỹ trở thành điểm nóng COVID-19 mới và Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở là vấn đề được quan tâm trong tuần qua.
Ngày 23/5, tại một cuộc họp khẩn cấp, tất cả các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kêu gọi Mỹ không rời khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, thỏa thuận có ý nghĩa then chốt đối với an ninh tại châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Sau nhiều lần bóng gió về ý định đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, vốn cho phép thực hiện các chuyến bay giám sát phi vũ trang trên không phận 35 quốc gia tham gia thỏa thuận, cuối cùng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có bước đi để hiện thực hóa.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/5 ra thông cáo cho biết nước này sẵn sàng đối thoại với Mỹ về Hiệp ước Bầu trời mở, song chỉ trên cơ sở bình đẳng, có tính tới mối quan tâm của nhau.
10 nước châu Âu đã ra tuyên bố chung bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - một thỏa thuận mà các nước này xem là đóng vai trò quan trọng góp phần xây dựng lòng tin trong nhiều thập kỷ qua nhằm tăng cường an ninh và sự minh bạch tại khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Ngày 22/5, Bộ Ngoai giao Nga cho biết phía Mỹ đã chính thức thông báo với nước này về quyết định của Washington rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Nga sẽ tiếp tục tuân thủ Hiệp ước Bầu trời Mở chừng nào thỏa thuận này còn hiệu lực.
Ngày 21/5, Nga lên án kế hoạch của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, khẳng định rằng việc này sẽ gây phương hại đến an ninh của châu Âu và ảnh hưởng đến chính lợi ích các đồng minh của Mỹ.