10:05 05/10/2019

Số 33 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Khoảng lặng

“Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 33 sẽ lên sóng lúc 9h45 ngày 6/10/2019.

Chú thích ảnh
CEO Hà Đức Hùng - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Hà Giang Phước Tường.

Nhân vật chính của chương trình là CEO Hà Đức Hùng - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Hà Giang Phước Tường.

Hai khách mời là CEO Trần Quốc Việt - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark và CEO Lê Phụng Hào - Phó Chủ tịch USIS Group, Phó Chủ tịch Thứ nhất phụ trách CLB CEO-CKTC khu vực phía Nam.

Chú thích ảnh
CEO Trần Quốc Việt - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark.

Đúng vào năm 2001, khi CEO Hà Đức Hùng vừa tốt nghiệp đại học thì ba anh phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim. Vậy nên, thay vì theo đuổi ngành hàng hải yêu thích, anh rẽ vào kinh doanh, thay ba trông coi xưởng cơ khí của gia đình.

Chú thích ảnh
CEO Lê Phụng Hào - Phó Chủ tịch USIS Group, Phó Chủ tịch Thứ nhất phụ trách CLB CEO-CKTC khu vực phía Nam.

Vốn là nghề tay trái của ba khi vừa đi dạy vừa làm thêm, nên quy mô xưởng của nhà CEO Hà Đức Hùng lúc đó chỉ có 5-7 công nhân. Nhưng khi đã dấn thân vào nghề cơ khí, anh xác định đây sẽ là sự nghiệp của mình. Bởi lẽ đó, anh quyết tâm phải phát triển nơi này lên quy mô doanh nghiệp, muốn vậy, phải chuẩn bị kỹ càng. Trước mỗi trận đánh cần những khoảng lặng.

Chú thích ảnh

Để hiểu sâu về nghề thì bên cạnh việc làm quản lý, anh còn làm như một công nhân, hơn nữa còn đầu tư thời gian theo học các lớp về lãnh đạo doanh nghiệp. Vốn có kiến thức nền tảng về xây dựng hệ thống từ khi học ngành điện tự động ở trường Đại học, anh bắt tay hoàn thiện các chuỗi quy trình sản xuất cơ khí, đào tạo công nhân, quy hoạch nhà máy, bố trí lại các máy móc, dây chuyền. Anh đã đầu tư 5 năm vừa làm vừa điều chỉnh để hoàn thiện sự chuẩn bị này.

Năm 2006, xưởng cơ khí của CEO chính thức chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Trở thành doanh nghiệp, anh tin rằng mình sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Bởi thương trường giống như chiến trường, xác định trước là như vậy, nhưng thách thức lại đến với anh từ một hướng thật bất ngờ.

Năm 2007, ngành cơ khí Đà Nẵng có sự biến động lớn. Hàng loạt chủ xưởng cơ khí bỏ nghề đi đầu tư bất động sản. Bởi lợi nhuận 1 tháng làm địa ốc bằng làm nghề cơ khí trong vài năm, hàng loạt nhà xưởng đóng cửa, máy móc mang ra rao bán, công nhân mất việc. Nghề cơ khí có nguy cơ mai một từng ngày rất xót xa.

Trước thực tế hiển hiện trước mắt, anh không khỏi trăn trở giữa 2 còn đường. Một là tiếp tục với nghề cơ khí cực nhọc nhưng đó là tâm huyết của ba từ khi anh còn nhỏ. Hai là rẽ sang bất động sản với cơ hội kiếm tiền nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Những tính toán, tình cảm, lý trí đan xen giằng xé trong anh.

Chương trình “Những Câu Chuyện Thật” của CEO – CKTC do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt và Thời trang OWEN.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công 2019 trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

​​​​​​​Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

Sau nhiều suy ngẫm, anh thấy đây chính là cơ hội của mình. Mọi người kéo nhau bỏ đi, mình ở lại với thị trường trống mênh mông, sẽ có cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường. Đây lại là ngành nghề xương sống cho các ngành công nghiệp khác, thị trường luôn có nhu cầu, hơn nữa nghề này tạo ra giá trị cho xã hội, mang lại công ăn việc làm cho nhiều người. Anh quyết định lội ngược dòng để giữ nghề.

Quyết rồi, anh chớp cơ hội, mua lại máy móc, tuyển chọn và đào tạo nhân sự, mở rộng nhà xưởng cũ, mở thêm nhà máy mới với diện tích 6000m2. Anh dồn sức, thời gian và tiền của để chuẩn bị chơi lớn. Trước mỗi trận đánh luôn cần những khoảng lặng. Trận càng lớn, khoảng lặng càng dài.

Vậy mà thật nghiệt ngã. Trận đánh lớn của anh chưa kịp bắt đầu thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ập xuống. Bất động sản vỡ bong bóng, kinh tế tuột dốc, đơn hàng giảm tới hơn 70%.

Vừa dồn toàn lực đầu tư, vốn liếng đã nằm cả ở nhà xưởng, máy móc, nếu không có đủ đơn hàng thì tôi biết lấy tiền đâu để duy trì công ty cùng hơn 50 nhân sự bây giờ? CEO đối mặt với bài toán giữ hay buông.

Buông thì mất hết cả, mà máy móc, nhà xưởng với bao tâm huyết của toàn công ty giờ có bán cũng không ai mua. Rồi còn những nhân sự mà tôi đã dày công tuyển dụng và đào tạo. Họ sẽ đi đâu?

Còn anh, buông rồi sẽ đi đâu, làm gì bây giờ ?

Trong bối cảnh đó, CEO sẽ làm gì? Câu trả lời sẽ có trong chương trình.