07:06 20/07/2019

Số 23 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Đường dài gian nan

“Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 23 sẽ lên sóng lúc 9h45 ngày 21/7/2019.

Nhân vật chính của chương trình là CEO Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch ACM Holdings kiêm Nhà Sáng lập Akie.

Chú thích ảnh
CEO Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch ACM Holdings kiêm Nhà Sáng lập Akie.

Hai khách mời là CEO Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương và ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc CTS-Trung tâm Khoa học Tư duy- Bộ KH&CN.   

Chú thích ảnh
CEO Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.

CEO Kiên có đầy đủ các tố chất của một nhà đầu tư: Là dân tài chính, có nhạy cảm thị trường, nắm bắt xu hướng tốt. Trong một thời gian dài, anh kinh doanh theo phương thức đầu tư ngắn hạn, chuyên buil công ty rồi bán lại. Nhưng từ khi lập gia đình, nhìn những đứa con lần lượt ra đời, CEO Kiên nhận ra mình phải thay đổi. Anh phải có một doanh nghiệp, một thương hiệu của riêng mình, và để lại cho đời sau.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc CTS-Trung tâm Khoa học Tư duy- Bộ KH&CN.   

CEO Kiên xây dựng công ty AM năm 2011 - chuyên hỗ trợ các Doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh online lựa chọn sản phẩm đầu vào. Anh tư vấn giúp họ lựa chọn mặt hàng, phân khúc, nhà sản xuất, cũng như xác lập các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã.

Nhưng chỉ sau một thời gian, phần lớn khách hàng của anh đều gặp khó khăn vì hàng tồn, giống hầu hết các shop kinh doanh online. Anh Kiên nghiên cứu tình hình và nhận ra muốn tiếp tục con đường thương mại điện tử, thì phải xây dựng một hệ sinh thái bán buôn thực sự trên nền tảng công nghệ, nơi mà mỗi thành viên  đều có thể là một đại lý bán hàng. Nhìn ra mục tiêu, anh dồn toàn bộ nguồn lực để xây dựng app.

Chú thích ảnh

Sau hơn nửa năm xây dựng, sửa, hoàn thiện, app AK của anh ra đời. Song song, anh đầu tư nghiên cứu và đặt sản xuất OEM các mặt hàng tiêu dùng cần vốn ít mà dễ tiếp cận thị trường. Sau hơn 1 năm, sản phẩm bắt đầu ra hàng. Anh Kiên mạnh dạn vay thêm tiền làm quảng cáo, truyền thông để đẩy mạnh thương hiệu. Tự tin mình đi đúng đường, vậy mà sau hơn 1 năm, số member “lèo tèo” vài chục người, đơn hàng thưa thớt, tiền vẫn phải đổ vào nâng cấp app, nhân sự, sản xuất và hàng loạt chi phí phát sinh… Tài chính bắt đầu cạn kiện. Quá mải mê theo đuổi ý tưởng, anh K đã quên mất bài toán dòng tiền, gần 2 năm chỉ có chi không có thu. Anh cố giữ bình tĩnh tìm hiểu và nhận ra vấn đề là động lực cho mỗi mắt xích trong hệ thống. Nhưng giờ đây muốn đi tiếp, anh sẽ phải vay tín dụng – chuyện “trên trời” đối với dân tài chính.

 “Đâm lao phải theo lao”, anh vượt qua giới hạn của mình. Vay thêm tiền từ các nguồn, anh K xây dựng chính sách trích phần trăm cho khách hàng share app, giảm lợi nhuận doanh nghiệp, tăng thêm phần trăm quyền lợi cho khách mua. Chỉ sau 3 tháng làm mạnh tay, lượng member vượt lên con số hàng trăm ngàn. Mọi người đều phấn chấn, doanh nghiệp bắt đầu có nguồn thu. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, nỗi mừng chưa qua thì lỗi lo lại tới. Sau gần 3 năm từ khi xây dựng app, lượng hàng tồn kho của anh dần chất cao như núi, trong khi đó một số mặt hàng khác lại hết hàng. Nguyên nhân là để ổn định nguồn hàng OEM, mỗi lô hàng anh Kiên phải đặt đủ 30 chủng loại, mỗi chủng loại tối thiểu 5.000 đơn vị, nhưng có sản phẩm bán chạy, sản phẩm không. Chưa kể hàng hỏng, hàng vỡ do vận chuyển, hàng bị trả lại. Một bên là núi hàng tồn kho, một bên là sức ép cung ứng hàng cho toàn hệ thống; tiền hết, lực cạn, mà vẫn phải duy trì hệ thống thương mại, vận hành app, chi phí lưu kho, cùng hàng trăm khoản nợ phải trả... Anh Kiên bế tắc, rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát….

Ở trong hoàn cảnh này, CEO sẽ làm gì? Câu trả lời có trong chương trình.