10:14 21/10/2021

Sao Kim có thể chứa nhiều đại dương nước bên dưới lớp vỏ

Bên dưới bề mặt "địa ngục" của Sao Kim có thể là những đại dương nước khổng lồ, hé lộ về tiến trình hình thành và phát triển của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Chú thích ảnh
Bề mặt Sao Kim là "địa ngục" không hỗ trợ sự sống, nhưng bên dưới lớp vỏ của nó có thể là những đại dương nước. Ảnh: New Scientist

Với bầu không khí dày đặc và độc hại chứa đầy carbon dioxide, Sao Kim vĩnh viễn bị bao bọc trong những đám mây axit sulfuric màu vàng bẩn, nơi áp suất và nhiệt độ cao đến mức gây tử vong lập tức. Nhưng có thể có một tia hy vọng ẩn sâu bên dưới cảnh địa ngục đó trên bề mặt.

Theo một nghiên cứu gần đây, hành tinh thứ hai từ Mặt Trời có thể có các đại dương nước bị mắc kẹt trong lớp phủ, ngay bên dưới lớp vỏ của nó.

Rõ ràng điều này không có nghĩa là Sao Kim có thể biến chuyển thành môi trường như Trái Đất, và có lẽ sẽ không bao giờ được như vậy. Nhưng nếu chúng ta tìm cách khai thác “hồ chứa nước” bên dưới lớp vỏ của nó, thì hiểu biết của loài người về Sao Kim và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời có thể vĩnh viễn thay đổi.

Trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng, nguồn hơi nước khổng lồ và bầu khí quyển CO2 có thể được thải ra ngoài bởi các đại dương magma trên Trái Đất và các hành tinh rắn khác giống Trái Đất.

Khi các hành tinh dạng đá giống Trái Đất hình thành, sự phân bố của các nguyên tố dễ bay hơi như carbon (ký hiệu hóa học C), hydro (H) và oxy (O) trong các thành phần chính của hành tinh, bao gồm lõi, lớp phủ nóng bỏng và bầu khí quyển bên ngoài, sẽ xác định và điều chỉnh cách bầu khí quyển của hành tinh đó hình thành ban đầu và phát triển theo thời gian.

Chú thích ảnh
Bề mặt của Sao Kim. Ảnh: NASA

Khi hành tinh dạng đá chịu tác động bởi ngày càng nhiều thiên thạch và các thiên thể giàu tài nguyên khác, các lõi sắt hình thành và một đại dương magma nóng cũng hình thành khắp thế giới. Hãy tưởng tượng những mô phỏng về việc Trái Đất bị một thiên thạch khổng lồ va vào, và kết quả là một đại dương magma khổng lồ sẽ tràn qua lớp vỏ bị xé toạc, giống như máu phun từ vết thương.

Bằng cách tương tự, đây là cách các hành tinh giống Trái Đất bắt đầu hình thành. Nhưng một phần đáng kể carbon và hydro sẽ trải qua chu trình địa hóa ngắn hạn và dài hạn. Các tác giả nghiên cứu viết: “Hiện tượng khử khí trong H2O (hơi nước) từ các khoáng chất ngậm nước, mô phỏng các tác động trong quá trình bồi tụ hành tinh, đã thúc đẩy cuộc điều tra về hiệu ứng mờ dần của bầu khí quyền hơi nước bên trên Trái Đất trong thời kỳ đầu nóng chảy”.

Nhưng việc tạo ra bầu khí quyển theo cách này sẽ phụ thuộc vào sự trao đổi mạnh mẽ với phần vật chất nóng chảy bên trong một hành tinh đá. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự phát triển của hệ thống khí quyển đại dương magma trong một loạt các điều kiện, và xác định rằng các phản ứng phức tạp xảy ra khi magma của một hành tinh được tiếp xúc sẽ ngăn cản khoảng 75% lượng nước chứa trong nó thoát ra ngoài khí quyển. Điều này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự hình thành các đại dương trên bề mặt hành tinh, tức là các đại dương nước vẫn mắc kẹt dưới lớp vỏ hành tinh.

Chú thích ảnh
Trái đất (trái) và Sao Kim.

Tuy nhiên, nếu các điều kiện tự nhiên, hoặc một số cơ chế khác cho phép một bề mặt nóng chảy tồn tại trong “không khí mở” của bề mặt một hành tinh đá, thì điều này có thể cho phép chuyển đổi bầu khí quyền của nó từ giàu CO sang giàu nước (như Trái Đất với các đại dương bao phủ 3/4 bề mặt).

Theo nghiên cứu, một phần lớn nước đã lắng đọng trên các hành tinh đá như Sao Kim trong suốt những năm đầu và sự hình thành của chúng có thể vẫn bị mắc kẹt bên trong ở giai đoạn “đại dương magma". Điều này có nghĩa là nước chứa bên trong chỉ có thể thoát ra theo các khoảng thời gian địa chất một cách rất từ từ. 

Các tác giả kết luận trong nghiên cứu nói trên: “Cuối cùng, khả năng hòa tan cao của H2O trong đại dương magma có thể cho phép lưu trữ an toàn chính nó trong giai đoạn hỗn loạn của quá trình hình thành hành tinh. Mặc dù điều này không nói lên rằng các đại dương nước hình thành trên Sao Kim, nhưng nó vẫn có nghĩa là các hành tinh đá – giống như Trái Đất, và các hành tinh tương tự bên ngoài hệ Mặt Trời – có thể giữ nước bên dưới lớp vỏ, ngay cả khi điều kiện bề mặt có thể giết chết bất kỳ người nào trong tích tắc".

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo I.E)