08:08 18/08/2016

Robot trên chiến trường và... vấn đề luân lý

Công cuộc tự động hóa thiết bị quân sự quy mô lớn có thể biến chiến sự thành cuộc đối đầu với máy móc "không có người điều khiển".

Tổ hợp rà phá bom mình Uran-6.

Nga gần đây đã hoàn thành thử nghiệm tổ hợp rà phá bom mìn tinh nhuệ nhất "Prokhod-1". Cỗ máy này dành cho việc thiết lập hành lang an toàn cho các đội quân trong những khu vực bị gài mìn ở địa phương. "Prokhod-1 " được chế tạo dựa vào cơ sở các máy rà phá bom mìn, được lắp ráp trên khung gầm của T-90. Toàn bộ tổ hợp được robot hóa, được điều khiển hoàn toàn từ xa.

Hầu hết giới chuyên gia đều nhất trí rằng, công nghệ robot quân sự trên thế giới sẽ phát triển nhiều hơn nữa. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga vừa thông qua chương trình với quy mô lớn "Sáng chế robot quân sự  triển vọng đến năm 2025".

Rõ ràng, công cuộc tự động hóa thiết bị quân sự quy mô lớn có thể biến chiến sự thành cuộc đối đầu với máy móc "không có người điều khiển". Đối với những nhà sáng chế thiết bị quân sự, điều này sẽ có nghĩa là loại bỏ được đa số các vấn đề phân bố và bảo vệ các đơn vị quân đội. Khả năng chiến đấu của thiết bị robot có thể cao hơn, điều đó hiện nay được chứng minh bằng thiết bị bay không người lái. Khác với con người, robot không bị căng thẳng thần kinh, không bị sai sót trong tính toán hoặc cực hiếm khi xảy ra vi phạm. Chúng không biết đến nỗi sợ là gì. Ngoài ra, việc sử dụng robot sẽ bảo toàn được mạng sống của nhiều người. Đó là lý do tại sao thiết bị robot quân sự rất hấp dẫn đối với quân đội.

Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm rõ rệt, quá trình tự động hóa cũng có một loạt "khuyết điểm" hiển nhiên. Thứ nhất, vấn đề an ninh cũng trở nên sâu sắc hơn khi băn khoăn liệu đối phương có thể chiếm quyền kiểm soát điều khiển robot từ xa? Thứ hai, thiết bị robot tự động liệu có thể biến việc huy động quân lực triển khai trận đánh trở nên không cần thiết?  Đây là vấn đề đạo đức. Bởi vì, thay đổi nhận thức chiến tranh là phương sách cuối cùng trong quan hệ quốc tế, làm cho số lượng các cuộc chiến tranh trên thế giới sẽ nhiều hơn.

Trong suốt quá trình lịch sử nhân loại, chiến tranh là cuộc đụng độ mặt đối mặt của những người đối kháng, mặc dù trên thực tế, phát triển công nghệ quân sự cho phép các bên tham chiến ít "công bằng" hơn trận chiến giáp lá cà. Phát triển robot có thể tạo ra tình huống phía quân đội ít được trang bị về mặt kỹ thuật sẽ đối đầu với hàng loạt máy móc vô hồn. Những người điều khiển robot, không thể tiếp cận, ngồi yên trong hầm trú ẩn, cách chiến trường hàng trăm, hàng ngàn cây số. Cuộc đối đầu không cân bằng rõ rệt, con người hiển nhiên ở thế thua cuộc. Hậu quả của việc sử dụng công nghệ robot gây ra như thế nào có thể nhìn thấy qua vụ thử nghiệm sử dụng thiết bị bay không người lái ở Afghanistan và Pakistan. Ở đó, người dân thường phải hứng chịu thương vong hàng loạt, là hậu quả của lỗi dùng  máy bay không người lái.

Ngày nay, tự động hóa là quá trình phát triển tất yếu và là một phần của  quá trình chuyển đổi toàn cầu mà thế giới hiện đại đang trải qua dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, việc phát triển tự động hóa thiết bị quân sự cần phải tính đến tất cả các rủi ro do tiến bộ này mang lại.

Theo Sputnik