06:17 01/06/2011

Quốc hội Inđônêxia thông qua Luật Tiền tệ mới

Sau nhiều lần trì hoãn, Quốc hội Inđônêxia trong phiên họp toàn thể ngày 31/5 đã thông qua Luật Tiền tệ mới, theo đó cho phép Bộ trưởng Tài chính có quyền ký giấy bạc phát hành.

Sau nhiều lần trì hoãn, Quốc hội Inđônêxia trong phiên họp toàn thể ngày 31/5 đã thông qua Luật Tiền tệ mới, theo đó cho phép Bộ trưởng Tài chính có quyền ký giấy bạc phát hành.

Bộ trưởng Tài chính Agus Martowardojo cho rằng việc Quốc hội thông qua Luật này sẽ cho Chính phủ một cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn để quản lý đồng rupiah trong tương lai.

Bộ trưởng Agu cho biết Chính phủ và Quốc hội Inđônêxia đã nhất trí về 8 nội dung quan trọng của Luật Tiền tệ mới, theo đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Inđônêxia (BI) sẽ cùng ký giấy bạc sẽ được in và lưu hành từ 17/8/2014; Chính phủ và BI sẽ phối hợp lập kế hoạch và xác định số lượng tiền trong lưu thông; Chính phủ và BI sẽ hợp tác về rút tiền từ lưu thông; doanh nghiệp nhà nước được trao quyền in tiền giấy rupiah, nhưng trong trường hợp không có doanh nghiệp nhà nước nào có thể thực hiện công việc này, họ sẽ được phép hợp tác với các bên khác thông qua các quy trình rõ ràng, minh bạch và trách nhiệm; việc loại bỏ đồng rupia giả sẽ do một cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ tiền giả thực hiện; Cơ quan kiểm toán tối cao (BPK) sẽ định kỳ kiểm tra việc phát hành, in ấn và thu hồi tiền; tất cả các giao dịch ở Inđônêxia phải được thanh toán bằng đồng rupia; chính phủ và BI sẽ xây dựng một luật riêng để điều chỉnh kế hoạch thay đổi mệnh giá đồng tiền bằng cách giảm bớt số không của đồng rupiah hiện hành.

Luật mới cũng bao gồm các quy định về các điều chỉnh chung, mô tả chi tiết các loại và giá trị tiền giấy rupia; các đặc tính, thiết kế và vật liệu được sử dụng trong sản xuất tiền giấy rupia, quản lý đồng rupia, sử dụng tiền, các quy tắc trao đổi tiền tệ; các điều cấm, loại bỏ tiền giả, điều tra và hình phạt đối với những vi phạm liên quan đến tiền tệ.

Bộ trưởng Agu nhấn mạnh Luật Tiền tệ mới sẽ chấm dứt được tình trạng giao dịch bằng đồng tiền của các nước láng giềng tại khu vực biên giới như Batam, Bintan, Nunukan và Atambua; tránh được sự trùng hợp khi tích hợp các điều khoản quy định về tiền tệ trong một số luật luật khác, chẳng hạn như Luật Ngân hàng Inđônêxia năm 2009, Luật Luật Tài chính Nhà nước năm 2003, giúp Chính phủ và BI quản lý tiền tệ tốt hơn.

Tin tức/TTXVN