Trung Quốc đặt hệ thống theo dõi tàu ngầm gần đảo Guam

Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã đặt các thiết bị cảm biến âm thanh xuống đáy biển gần đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích Mỹ cho rằng động thái này của Trung Quốc nhằm mục đích theo dõi hoạt động của tàu ngầm. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc khẳng định hai cảm biến âm thanh có tầm hoạt động hơn 1.000 km đặt gần đảo Guam này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học về động đất, bão và cá voi…

Căn cứ hải quân của Mỹ tại cảng Apra, đảo Guam. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh nhận định cảm biến âm thanh có thể theo dõi cả hoạt động của tàu ngầm và ngăn chặn tín hiệu liên lạc dưới nước giữa các tàu ngầm với cơ sở chỉ huy.

Viện Khoa học Hàm lâm Trung Quốc trong tháng 1 này mới công bố tin tức về các thiết bị giám sát đặt gần đảo Guam nhưng trên thực tế chúng đã đi vào hoạt động từ năm 2016.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin, một cảm biến âm thanh được Bắc Kinh đặt tại vực thẳm Challenger của Rãnh Mariana. Một cảm biến khác nằm gần đảo Yap thuộc Micronesia. Cả vực thẳm Challenger và đảo Yap đều cách đảo Guam khoảng 300 km và 500 km về phía Tây Nam.

Ông James Lewis tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington (Mỹ) đánh giá: “Ma trận cảm biến ở đáy biển thường sử dụng cho chiến tranh chống tàu ngầm”.

Tàu ngầm thường phát ra âm thanh tần số thấp, phương tiện này cũng bắn tín hiệu âm thanh tới cáp hoặc phao dưới đáy biển có kết nối với vệ tinh nhằm giữ liên lạc với căn cứ.


Căn cứ Hải quân của Mỹ tại đảo Guam là nơi “đồn trú” của hạm đội gồm các tàu ngầm USS Oklahoma, USS Chicago, USS Key West và USS Topeka.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hoạt động gây chú ý gần đảo Guam. Tháng 2/2017, Viện Địa chất và Địa vật lý Trung Quốc đã tạo ra nhiều vụ nổ tại vực thẳm Challenger và tuyên bố rằng động thái này của Bắc Kinh nhằm mục đích thu thập thông tin giá trị về địa hình đáy biển.

Hà Linh/Báo Tin tức
Đi tìm động cơ chính trị ẩn sau chiến dịch Afrin của Thổ Nhĩ Kỳ
Đi tìm động cơ chính trị ẩn sau chiến dịch Afrin của Thổ Nhĩ Kỳ

Chiến dịch Afrin của Thổ Nhĩ Kỳ về mặt bản chất hoàn toàn khác với những lần can thiệp quân sự trước đó của quốc gia này tại Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN