Thu nhập đều nhờ trồng chanh không hạt

Gia đình ông Phạm Minh Thới, dân tộc Khmer, ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đã triển khai trồng thử nghiệm chanh không hạt từ năm 2011. Ông Thệ cho biết, khi xem chương trình khuyến nông trên ti vi giới thiệu về cây chanh không hạt được nhiều hộ dân ở Tây Nguyên trồng đã mang hiệu quả kinh tế cao, ông đã quyết định tìm mua những loại sách hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây chanh không hạt và tìm hiểu qua mạng Internet để tích lũy thêm kinh nghiệm. Tháng 3/2011 ông đã lặn lội xuống tận Trại cây giống tỉnh Vĩnh Long để mua 100 cây chanh giống, với giá 30.000 đồng/cây về trồng thử nghiệm. Nhờ được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn chanh của gia đình ông sinh trưởng và phát triển tốt, sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Hiện nay, mỗi tuần gia đình thu từ 40 - 50 kg quả, với giá bán tại vườn từ 30 - 40.000 đồng/1 kg, thu gần 3 triệu đồng/tháng.

Chanh không hạt có thể ra quả quanh năm.



Ông Thới cho biết thêm: Quá trình trồng, chăm sóc cây chanh không hạt này không khó, lại ít sâu bệnh. Cây chanh không hạt ghép trồng khoảng 2 năm có thể cho thu chừng 40 kg trái/cây, trên 3 năm tuổi có thể thu hơn 100 kg trái/cây, trái tốt tròn đều, chùm nhiều trái bằng nhau, không bị bọ xít đục trái và ghẻ trái, thu hoạch xong bảo quản trong điều kiện bình thường được lâu và vỏ trái vẫn còn màu xanh sáng.

Về chất lượng, chanh không hạt được nhiều người ưa chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Ưu điểm nổi bật của chanh không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng suất quả 150 - 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Ngoài công dụng làm nước giải khát, trong ngành công nghiệp chanh còn được dùng làm hương liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng. Cây chanh không hạt có thể mọc cao đến 6 m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt.

KT

Vận động con cháu học chữ để thoát nghèo
Vận động con cháu học chữ để thoát nghèo

Với thương tật 45%, đi lại khó khăn, nhưng hàng ngày, sau những giờ lên nương rẫy, thương binh Đinh Văn Đôn, dân tộc Kadong, ở thôn Tà Vây, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) lại cùng với nhiều thầy cô giáo lặn lội đến các khu dân cư để vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN