Thoát nghèo nhờ trồng quýt bản địa

Nhờ áp dụng thành công mô hình trồng quýt bản địa, những năm gần đây, đời sống của các hộ dân ở xã Nam Sơn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được cải thiện, vươn lên thoát nghèo.

  

Mô hình trồng quýt giúp người nông dân xã Nam Sơn thoát nghèo.

Trước đây, xã Nam Sơn là một trong những xã nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với 98% dân số là người dân tộc Mường, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2009, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, toàn xã đã áp dụng mô hình trồng quýt và đạt hiệu quả rõ rệt. Tới nay, xã có 309 hộ tham gia áp dụng mô hình trồng quýt với tổng diện tích khoảng 35 ha, xấp xỉ 32.000 cây. Nhiều hộ dân trồng quýt đã có thu nhập ổn định từ 30 - 100 triệu đồng/năm.


Anh Bùi Văn Lừng xóm Bương, xã Nam Sơn cho biết, trước đây gia đình anh chủ yếu trồng ngô, sắn, rau các loại nhưng thu nhập không cao. Sau khi thấy cây quýt bản địa có năng suất, chất lượng tốt gia đình đã chuyển sang trồng loại cây này. Đến nay, gia đình anh đã trồng được khoảng 350 cây quýt (gồm quýt ngọt, quýt chua và quýt dẹt bánh xe). Quýt Nam Sơn được thị trường rất ưa chuộng nên rất dễ tiêu thụ.


Qua 5 năm triển khai mở rộng diện tích trồng, cây quýt đã mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng ngô, sắn, là một trong những cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo ở xã Nam Sơn.


Vũ Trung Đức

Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản
Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản

Trước đây, hộ gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) là một hộ nghèo trong xã, đời sống rất khó khăn. Từ khi tham gia chuyển đổi sang chăn nuôi bò sinh sản, gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN