Một số biện pháp phòng chống tai nạn bom mìn (tiếp theo và hết)

*Nhận dạng các dấu hiệu nguy hiểm:


- Nếu phát hiện địa điểm có bom mìn còn sót lại, bà con có thể đánh dấu bằng những biển báo bom mìn mà không để lại hậu quả cho người khác.


- Biển báo bằng vật liệu tốt như tấm nhựa, kim loại có hình báo nguy hiểm. Nếu bà con thấy bất kỳ dấu hiệu nào và nghĩ rằng khu vực đó có bom mìn thì nên quay lại nơi vừa đi và tìm đường đi khác an toàn hơn.


- Thường các khu vực nguy hiểm nhìn không khác nhiều với các khu vực an toàn. Một số dấu hiệu để khẳng định vùng có bom mìn là: Xác thú vật bị chết hay bị thương; một phần của quả bom mìn lộ thiên như kíp nổ lòi lên mặt đất hay nằm trên mặt đất, hộp đựng mìn hay giấy bọc mìn vứt bên đường.


- Các dấu hiệu khác bà con có thể lưu ý: Sự thay đổi bất thường của cây cỏ, cụm đất nhô lên, hay đám đất bị xáo trộn; dấu hiệu chiến tranh, như hố bom, mảnh đạn hay thùng đạn.

*Trẻ em là đối tượng hiếu động, tò mò nên tại các trường học và khu dân cư có thể triển khai một số kỹ năng phòng tránh bom mìn cho trẻ em như sau:


- Không xem người lớn cưa đục bom mìn.


- Khi thấy bom mìn, hãy tránh xa và báo cho người lớn hoặc cơ quan chức năng.


- Không chăn trâu, cắt cỏ, kiếm củi đốt lửa trong khu vực có biển báo nguy hiểm.


- Không tắm trong hố bom cũ.


- Không nhặt, đập, ném vào vật nghi ngờ là bom mìn.


- Trường hợp nhìn thấy bom mìn, quay lại dấu chân cũ rồi báo cho cơ quan chức năng, và người lớn đến xử lý.


X.M (Theo tài liệu IMAS - Tổ chức hành động bom mìn quốc tế)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN