Bài thuốc cổ truyền từ nụ hoa hòe

Nụ hoa cây hòe thường được bà con gọi là hòe mễ. Vào tháng 5 - 10, khi cây hòe ra hoa, hái những nụ có màu vàng lục vào buổi sáng, rồi phơi nắng nhẹ và thật nhanh cho khô để bảo đảm màu sắc và phẩm chất.

 

Kinh nghiệm thu hái những chùm hoa có 5 - 10 bông nở để thu hoạch nụ là tốt nhất. Thu hoạch sớm quá, hàm lượng hoạt chất hình thành thấp, nếu để muộn, năng suất dược liệu không cao và hàm lượng hoạt chất giảm. Hòe mễ được dùng từ lâu trong y học cổ truyền.


Hòe mễ chứa hoạt chất tác dụng là rutin với hàm lượng 20 - 30%. Qua chế biến, hàm lượng rutin có thể thay đổi: 34,7% ở dạng sống, 28,9% ở dạng sao vàng và 18,5% ở dạng sao cháy. Ngoài ra, hòe mễ còn một số dược chất quý.


Hòe mễ là một vị thuốc “mát” được dùng trong những trường hợp “nhiệt”, chủ trị tăng huyết áp. Dùng riêng với liều 8 - 16g sắc uống trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:


- Hòe mễ 10g, lá sen hoặc ngó sen 10 g, cúc hoa vàng 4g. Tất cả nghiền nhỏ, sắc với 400 ml nước tới khi còn 100 ml, uống 2 lần/ngày.
- Hòe mễ 10g sao thơm, hạ khô thảo 10g sao vàng, cúc hoa 5g sấy khô, vò nát vụn. Trộn đều, hãm với 1.000 ml nước sôi trong 15 phút, uống nhiều lần trong ngày.
- Hòe mễ 100g sao vàng, hạt thảo quyết minh (tên một vị thuốc) 100g sao đen. Hai thứ trộn đều, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 5g dưới dạng thuốc hãm.
- Hòe mễ, kỷ tử (tên một vị thuốc), cúc hoa vàng, thảo quyết minh, huyền sâm, thục địa, hoài sơn, trạch tả, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Người cao tuổi bị tăng huyết áp dùng hòe mễ rất tốt, làm bền chắc thành mao mạch, chống hiện tượng phình vỡ, xuất huyết.

X.M (st)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN