Romania hưởng lợi từ khủng hoảng Ukraine?

Cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn biến hết sức phức tạp. Các nhà quan sát quốc tế cuối tuần qua đưa ra nhận định dường như Romania, một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và cũng là thành viên NATO, có thể được hưởng lợi khi NATO quyết định củng cố lực lượng tại Đông Âu.
   
Tổng thư ký NATO Andres Fogh Rasmussen cho biết liên minh này sẽ củng cố lực lượng ở Đông Âu khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang. Phát biểu tại một cuộc họp báo, sau cuộc gặp đại sứ 28 nước thành viên NATO ngày 16/4, ông Rasmussen khẳng định: "Bạn sẽ thấy việc triển khai được tiến hành đồng loạt trên biển, trên bộ, trên không và chiến dịch này sẽ diễn ra ngay lập tức, thậm chí chỉ trong vòng vài ngày".

Một trong sáu chiếc CF-18s Canada gửi tới Đông Âu. Ảnh: Romania-insider


NATO có hai thành viên thuộc không gian Xô Viết cũ là Estonia và Lastvia. Ngoài ra Ba Lan là nước có chung biên giới với cả Ukraine và khu vực Kalinnigrad của Nga. Ông Anders Fogh Rasmussen cho biết máy bay chiến đấu của NATO sẽ thực hiện các phi vụ thường xuyên hơn tại Baltic, tàu chiến của NATO cũng sẽ được triển khai. Các nhân viên quân sự vùng Địa Trung Hải, đồng minh phía Đông, cùng các quốc gia khác sẽ được gửi tới thực hiện các bài tập, đào tạo để cải thiện khả năng sẵn sàng tác chiến.
   
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslavo Sikorski bình luận về việc Ukraine triển khai quân đội tại các tỉnh miền Đông cũng lên tiếng ủng hộ chính quyền lâm thời nước này khi cho rằng: "Ukraine có quyền sử dụng vũ lực nhằm vãn hồi trật tự". Ông Radoslavo Sikorski cũng đã kêu gọi NATO dàn "2 lữ đoàn thiện chiến" hoặc 10.000 quân ở Ba Lan. Tương tự, Cộng hòa Séc cũng triển khai 300 binh sĩ, bốn máy bay Gripen bổ sung cho Lực lượng phản ứng nhanh của liên minh.
   
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Canada gửi 6 máy bay CF-18 và nhân viên quân sự để hỗ trợ NATO trong các hoạt động ở Đông Âu. Các máy bay phản lực được cho là hướng đến Ba lan cùng với sự hiện diện ngày một tăng của quân NATO tại Romania, nơi an ninh đã được đẩy lên một bước, đặc biệt là tại Pridnestrovie (Moldova).

Vốn thuộc Moldova, vùng lãnh thổ nửa triệu dân Pridnestrovie này còn được gọi là Transnistria, tiếp giáp với Romania và Ukraine, nhưng có đông người Nga sinh sống và đòi tách ra độc lập từ hàng thập kỷ nay, giờ nhân "câu chuyện" Crimea, người dân vùng đất này lại "quyết liệt đòi theo Nga". Chính điều đó đã khiến Romania không khỏi lo ngại và đã lên tiếng yêu cầu EU nên rút kinh nghiệm và chớ để vuột mất Moldova.

Việc NATO tăng cường hiện diện trong khu vực, ít nhiều đã "vỗ về" mối lo ngại của Romania. Được biết hiện tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook đang tiến hành cuộc tập trận tại Biển đen ngoài khơi bờ biển Romania, trong khi tuần này một cuộc tập trận chung được tổ chức giữa không quân Romania và Mỹ tại Transylvania. Trên mặt trận thông tin tuyên truyền, tờ NewYork Time đã công bố mở trở lại văn phòng Trung, và Đông Âu tại Warszawa, sau nhiều năm không hoạt động tại đây.
   
Như vậy, rõ ràng các nước NATO đã sẵn sàng cho một cuộc chiến trên tất cả các mặt trận, từ quân sự, ngoại giao, kinh tế, cho đến cả hệ thống thông tin tuyên truyền nhằm đối phó với nước Nga liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Và theo như lời phát biểu của tướng Philip Breedlove, Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu: "Romania đã được hưởng lợi khi nền an ninh nước này được củng cố cả trên không, trên bộ và trên biển nhờ những biện pháp an ninh mạnh mẽ của NATO". Và có lẽ vấn đề Pridnestrovie đòi ly khai sẽ không còn phức tạp đối với Romania, bởi vì mục đích của NATO lúc này là bảo vệ sự toàn vẹn của các đồng minh.


Quế Anh

Nga: Tổng Thư ký mới của NATO có thể giúp cải thiện quan hệ song phương
Nga: Tổng Thư ký mới của NATO có thể giúp cải thiện quan hệ song phương

Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chọn cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg là tổng thư ký mới của liên minh này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN