03:09 14/03/2011

Nông nghiệpTrung Quốc lệ thuộc vào nước ngoài

Cùng với nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trở nên nguy cấp, vấn đề sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới, đang được dư luận đặc biệt chú ý.

Cùng với nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trở nên nguy cấp, vấn đề sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới, đang được dư luận đặc biệt chú ý.


Trong bài phân tích về vấn đề này trên tạp chí “Tranh Minh” (Hồng Công) số tháng 3/2011, tác giả Kim Kiên cho rằng nguy cơ Trung Quốc lâm vào khủng hoảng lương thực là rất lớn bởi sản xuất lương thực, thực phẩm của nước này bị khống chế bởi các tập đoàn xuyên quốc gia.

Quầy bán rau tại khu chợ ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc


Trong chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc (CPI), giá các thực phẩm chiếm đến 34%, còn giá nhà (hiện đang bị chỉ trích rất nặng nề) chỉ chiếm 13%. Nếu nhìn vào các loại cây trồng ngũ cốc chính, hãy lấy tập đoàn nông nghiệp xuyên quốc gia khổng lồ Monsanto của Mỹ làm ví dụ. Monsanto đã thành công trong bán rất nhiều giống ngô chuyển đổi gen (GM) cho Trung Quốc


Nói đơn thuần về kỹ thuật sinh học, sự ra đời của giống ngô này thực sự là một bước nhảy vọt mang tính cách mạng trong lĩnh vực sinh học, nó có chứa các protein độc hại có thể kháng sâu bệnh, khả năng chống sâu bệnh sẽ có thể tiết kiệm thuốc trừ sâu, năng suất cao, được nông dân hoan nghênh rộng rãi.

Tuy nhiên, hạt giống ngô của Monsanto được bán cho nông dân chỉ có thể trồng một vụ, không thể nhân giống. Vụ mùa mới, nông dân sẽ phải tiếp tục mua hạt giống ngô biến đổi gen có khả năng phát triển bình thường của Monsanto.


Mặt khác, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ của Monsanto chỉ tác dụng với giống ngô GM của tập đoàn này, các hạt giống nhãn khác sẽ bị thuốc diệt cỏ của Monsanto coi là cỏ tạp cần tiêu diệt. Thông qua tích hợp hạt giống, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, Monsanto sẽ dần khống chế chặt chẽ phần lớn ngành sản xuất ngô của Trung Quốc.


Hiện Monsanto đang nỗ lực hơn nữa kiểm soát sản xuất các cây lương thực chủ yếu của Trung Quốc (như lúa mì, lúa gạo). Nếu Monsanto dùng việc biến đổi gen lúa mì, lúa gạo để khống chế việc sản xuất cây lương thực chính ở Trung Quốc, địa vị "nền kinh tế lớn thứ hai thế giới" của Trung Quốc sẽ chỉ là hư danh.

Dầu đậu tương là nguyên liệu chính của dầu thực phẩm ở Trung Quốc. Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cơ bản đè bẹp được ngành gia công đậu tương trong nước, kiểm soát được 85% sản lượng dầu ăn của Trung Quốc


Các thương hiệu dầu ăn nổi tiếng của Trung Quốc như Kim Long Ngư, Lỗ Hoa, Phúc Lâm Môn đều nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thị trường dầu ăn của Trung Quốc về cơ bản nằm trong tay bốn đại gia Archer Daniel Midland (Mỹ), Bunge (Hà Lan), Cargill (Mỹ) và Louis Dreyfus (Pháp).

Thịt lợn là loại thịt quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc và chỉ chiếm 10% trong chỉ số CPI. Ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ Goldman Sachs đã đầu tư 200-300 triệu USD mua lại toàn bộ hơn 10 trang trại lợn chuyên nghiệp, tập trung chăn nuôi lợn ở khu vực Hồ Nam, Phúc Kiến (Trung Quốc). Hiện Goldman Sachs đang tiếp tục nhúng tay vào ngành công nghiệp chế biến thịt lợn hơi, mưu đồ kiểm soát ngành chăn nuôi lợn và giá thịt lợn của Trung Quốc.

Trang phục chiếm 9% trong CPI. Yếu tố chính ảnh hưởng đến giá của quần áo là giá bông. Trung Quốc đã trồng lượng lớn bông có nguồn gốc biến đổi gen 33B của Monsanto. Monsanto kiểm soát 33B từ giống, phân bón đến quyền sáng chế. Như vậy, nước Mỹ cũng gián tiếp kiểm soát ngành may mặc của Trung Quốc.

Theo tác giả, trên thế giới chắc chỉ có một số nước như Trung Quốc can đảm “nếm hương vị đầu tiên của con cua” mà không cần tiến hành thí nghiệm khoa học chi tiết và chứng minh, ngay lập tức giới thiệu, canh tác và xúc tiến trồng các loại cây trồng biến đổi gen.

Thành Dương (P/v TTXVN tại Hồng Công)