06:09 28/06/2012

Nồng độ phóng xạ cao đặc biệt tại Fukushima 1

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 27/6 thông báo đo được nồng độ phóng xạ lên tới 10.300 miliSievert (mSv)/giờ tại khu vực bên ngoài phòng điều áp của nhà chứa lò phản ứng số 1 thuộc Nhà máy điện hạt nhân 1 (Fukushima Daichi). Đây là mức phóng xạ cao chưa từng thấy từ trước đến nay đo được tại lò này.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 27/6 thông báo đo được nồng độ phóng xạ lên tới 10.300 miliSievert (mSv)/giờ tại khu vực bên ngoài phòng điều áp của nhà chứa lò phản ứng số 1 thuộc Nhà máy điện hạt nhân 1 (Fukushima Daichi). Đây là mức phóng xạ cao chưa từng thấy từ trước đến nay đo được tại lò này.

 

Lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm họa động đất năm 2011. Ảnh: AFP-TTXVN

 

Lò phản ứng số 1 bị thiệt hại nặng nề nhất trong số 3 lò phản ứng của Nhà máy Fukushima 1 sau sự cố điện hạt nhân. Theo TEPCO, nguyên nhân khiến nồng độ phóng xạ cao như vậy là do nước chứa chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài.

 

Theo kết quả đo được tại tầng hầm số 1 của lò phản ứng này hôm 26/6, nồng độ phóng xạ trên bề mặt nước lên tới 10.300 mSv/giờ. Nhiệt độ của nước dao động từ 32-37 độ. Nước nhiễm xạ bị đục là do nước biển thâm nhập bên trong tầng hầm sau sự cố.

 

Thông thường, một người khi bị phơi nhiễm phóng xạ toàn thân ở mức độ 1.000 mSv sẽ có biểu hiện sốc phóng xạ như nôn, và sẽ tử vong nếu nồng độ phóng xạ vượt quá 10.000mSv. Mức độ phơi nhiễm giới hạn của một tác nghiệp viên nhà máy là 50mSv/năm, và nếu ở trong môi trường có nồng độ phóng xạ như trên thì sẽ chỉ làm việc được 20 giây và xuất hiện các biểu hiện sốc phóng xạ cấp tính sau 6 phút.

 

Trong cuộc họp báo ngày 27/6, người phát ngôn của TEPCO Matsumoto Junichi cho biết: “Với nồng độ phóng xạ cao như vậy, chúng tôi bắt buộc phải sử dụng đến robot tác nghiệp”.

 

 

TTXVN/Tin tức