11:15 14/11/2014

Những quốc gia không có quân đội

Vatican là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới không có lực lượng vũ trang. Nhưng nước này không hoàn toàn đơn độc. Hơn 20 quốc gia khác cũng thiếu một lực lượng quân sự thường trực, và chiều dài của danh sách được mở rộng nếu tính cả vùng lãnh thổ tự trị như Puerto Rico và quần đảo Cayman.

Vatican là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới không có lực lượng vũ trang. Nhưng nước này không hoàn toàn đơn độc. Hơn 20 quốc gia khác cũng thiếu một lực lượng quân sự thường trực, và chiều dài của danh sách được mở rộng nếu tính cả vùng lãnh thổ tự trị như Puerto Rico và quần đảo Cayman.

Những tân binh mới của Đội cận vệ Thụy Sĩ tại Vatican.

CIA World Factbook, một ấn bản thường niên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ theo kiểu thông tin niêm giám về các quốc gia trên thế giới, đã liệt kê 23 quốc gia độc lập nhưng không có lực lượng quân sự nếu như không tính Vatican City có Đội cận vệ Thụy Sĩ được coi như quân đội:

1. Andorra
2. Costa Rica
3. Dominica
4. Grenada
5. Haiti
6. Iceland
7. Kiribati
8. Liechtenstein
9. Quần đảo Marshall
10 Mauritius
11. Liên bang Micronesia
12. Monaco
13. Nauru
14. Palau
15. Panama
16. St. Lucia
17. St. Vincent và Grenadines
18. Samoa
19. San Marino
20. Quần đảo Solomon
21. Tuvalu
22. Vanuatu
23. Thành phố Vatican

Danh sách này có 7 trong số 10 quốc gia độc lập nhỏ nhất trên thế giới, một danh sách mà, ngoài Tòa Thánh Vatican, còn có các quốc đảo nhỏ như Tuvalu và Nauru, cũng như San Marino, một thành quốc khác trên bán đảo Italy. "Về mặt truyền thống, các nước này không bị một cuộc xâm lược nào”, Peter Stearns, Giáo sư tại Đại học George Mason, người đã biên tập cuốn sách “Phi quân sự hóa trong thế giới đương đại” năm 2013, giải thích. Một số vùng lãnh thổ trước đây do Mỹ quản lý, như Marshall Islandsand Palau, chỉ đơn giản là không bao giờ thành lập quân đội sau khi giành được độc lập. Thay vào đó, họ để Mỹ phụ trách bảo đảm về mặt quốc phòng.

Nhưng cũng có một số nước trong danh sách trên có quân đội và sau đó đã giải tán lực lượng này. 4 trong số đó là ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. Những câu chuyện phi quân sự hóa cũng khác nhau. Ví dụ, Costa Rica xóa bỏ lực lượng quân sự của mình vào năm 1948 theo sáng kiến của Tổng thống lúc đó là José Figueres Ferrer. Ông này lên nắm quyền "thông qua một cuộc nổi dậy vũ trang" và có thể đã bãi bỏ quân đội "để tránh một cuộc đảo chính quân sự tiềm năng trong tương lai chống lại ông". 

Năm 2010, Mỹ triển khai 7000 nhân viên của mình tại Costa Rica để hỗ trợ các nỗ lực chống ma túy. Tổng thống Evo Morales của Bolivia nói rằng Costa Rica đã có một đội quân: quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội của Grenada và Panama bị giải tán sau cuộc xâm lược của Mỹ lần lượt vào năm 1983 và 1989.

Hầu như tất cả các nước trong danh sách trên của CIA là không có quân đội chính quy, nhưng vài trong số đó cũng có các đơn vị an ninh với những nhiệm vụ chỉ tập trung vào các mối đe dọa nội bộ khác nhau. Chẳng hạn như Iceland, một thành viên của NATO và đang tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế với những gì mà CIA gọi là "Đơn vị Đối phó Khủng hoảng dân sự”.

Một nguyên nhân nữa mà các quốc gia trên không thành lập lực lượng quân sự đó là vấn đề ngân sách. Theo CIA, chi phí quân sự chiếm 2,42% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 2.000 tỷ USD trong năm 2012.


Công Thuận (Theo Atlantic)