06:15 09/06/2014

Những cuộc đấu nhiều sắc màu bên lề sân cỏ

Các trận đua tranh trên sân cỏ vẫn chưa bắt đầu, nhưng một cuộc đua khác đang nóng lên từng ngày, đó là cuộc đua giành thị phần giữa các thương hiệu thể thao - những "đại gia" đang tìm mọi chiêu cho "cú sút" 4 năm/lần của mình trên thị trường thời trang bóng đá thế giới bùng nổ hơn bao giờ hết.

Các trận đua tranh trên sân cỏ vẫn chưa bắt đầu, nhưng một cuộc đua khác đang nóng lên từng ngày, đó là cuộc đua giành thị phần giữa các thương hiệu thể thao - những "đại gia" đang tìm mọi chiêu cho "cú sút" 4 năm/lần của mình trên thị trường thời trang bóng đá thế giới bùng nổ hơn bao giờ hết.

Các cầu thủ cùng với đôi giày và trang phục của họ sẽ được trình diễn cho hàng tỷ người lượt xem trên toàn thế giới trong một tháng liền bắt đầu từ ngày 12/6 tới. Nike muốn đảm bảo rằng các fan hâm mộ nghe thấy rõ tiếng sột soạt của đôi giày, trong khi Adidas muốn các đệ tử của trái bóng tròn nhớ đến biểu tượng ba sọc kẻ của mình, còn Puma thì là hình chú báo đang chồm lên. Giám đốc bán hàng của Adidas, Peter Hong, bóng gió về các trận đấu bên lề sân cỏ tại mùa Đông Brazil "rực lửa" năm nay: "Đây là World Cup. Làm hoặc là chết. Chiến thắng hoặc phải về nhà".

Có thể nói một cuộc đấu tổng lực về quảng cáo, truyền thông, phong cách riêng và sản phẩm đang diễn ra sôi động, không chỉ đơn giản là bán những bộ quần áo và giày đá bóng thông thường. Nike đang cố gắng để có một chến dịch trình diễn ấn tượng nhấtazil sắp tới. Adidas thì đã có truyền thống và họ cũng là nhà tài trợ chính cho World Cup cho đến năm 2030. Puma muốn người tiêu dùng nhớ tới những đôi giày mình bằng cách nhấn vào màu sắc.

Nike là hãng hàng đầu về trang phục và giày thể thao nói chung, nhưng Adidas lại luôn gắn chặt với thị trường trang phục bóng đá toàn cầu. Trong những năm gần đây, Nike (có trụ sở tại Oregon, Mỹ) đã thách thức đối thủ Đức của mình trong lĩnh vực này và năm ngoái đã đạt doanh số bán các mặt hàng liên quan đến bóng đá gần 2 tỷ USD. Doanh số của Adidas ước khoảng 2,4 tỷ USD, nhưng nhờ sự bùng nổ doanh thu liên quan đến World Cup, năm nay con số này dự kiến có thể tăng lên mức 2,8 tỷ USD.

Trang phục mà ĐT Anh sẽ sử dụng ở World Cup 2014 với logo Nike.


Bóng đá luôn là "đứa con cưng" của Adidas: nhà sáng lập Adi Dassler đã làm đôi giày đá bóng đầu tiên của công ty vào năm 1925. Là nhà tài trợ cho World Cup, Adidas đã thiết kế trái bóng cho từng trận đấu kể từ năm 1970. Adidas cho biết phiên bản đa sắc màu năm nay mang tên Brazuca đã vượt 30% doanh số bán trái bóng Jabulani của World Cup 2010. Giám đốc về bóng đá của Adidas ở Mỹ, ông Ernesto Bruce, hùng hồn tuyên bố: "World Cup 2014 là nơi chúng tôi đặt cược trên sân cỏ và chứng tỏ vị trí thống lĩnh thị trường của mình."

Về phần mình, Nike chỉ bước chân vào thị trường bóng đá từ năm 1994. Hãng này đã ngày càng khẳng định tên tuổi của mình mà không cần phải là một nhà tài trợ chính thức. Chiến dịch mới nhất của họ tập trung vào các ngôi sao, nhất là Cristiano Ronaldo, mà không đụng đến từ "World Cup". Dermott Clearly, Phó Tổng Giám đốc, cho biết: "Dù chúng tôi không phải là một nhà tài trợ cho World Cup, chúng tôi kết nối với các câu lạc bộ, các liên đoàn, người nổi tiếng và các cầu thủ". 10 đội tham gia giải World Cup năm nay sẽ mặc trang phục của Nike trên sân cỏ tại Brazil, trong đó có đội chủ nhà Selecao, cùng với hàng trăm cầu thủ sẽ đi giày của Nike. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi tin là sẽ đứng vững ở trong và ngoài sân cỏ hơn bất cứ đối thủ nào".

Theo công ty nghiên cứu thị trường thể thao Repucom, Ronaldo là gương mặt sáng giá nhất trong các quảng cáo trang phục thể htoa, tiếp đến là Lionel Messi. Xét về tổng thể, Nike "sở hữu" 6/10 cầu thủ hàng đầu về quảng cáo sản phẩm, Adidas chỉ có ba và Puma có một. Tương tự với trang phục, Nike đã thiết kế mẫu đồng phục cho 10 trong số 32 đội tuyển quốc gia tham dự World Cup - con số nhiều nhất từ trước tới nay.
Repucom cho biết Adidas có lợi thế là luôn gắn với bóng đá.

Nike thì "đá ngang" lĩnh vực này với sức mạnh về truyền thông và "marketing mang tính cá nhân" đối với các ngôi sao thể thao. Vì thế, chừng nào còn World Cup, Adidas sẽ tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Nhưng về lâu dài, với một chiến lược chậm mà chắc, Nike sẽ tiếp tục "bắn phá" thị trường đầy tiềm năng này.

Adidas đã tung ra bộ sưu tập "Battle Pack" cho World Cup: 4 mẫu giày khác nhau phục vụ cho các loại vận động viên khác nhau, bên cạnh mẫu sọc vàng cam in chữ trắng đen; và đôi F50 của Messi với điểm nhấn màu xanh đặc biệt của Argentina. Gần đây Nike cũng cho ra đời các mẫu giày mới Mercurial và Magista đặc sắc, sử dụng công nghệ siêu nhẹ, trông giống như đôi tất có gắn đế. Ronaldo sẽ đi một đôi Mercurial Superfly trong World Cup này.

Puma chỉ chiếm khoảng 8% thị phần trang phục bóng đá toàn cầu, nhưng điều đó cũng không ngăn cản hãng của Đức này cố gắng tạo ra "điểm nhấn" tại World Cup. Puma cũng có trong tay một số cầu thủ của mình, như Cesc Fabregas của Tây Ban Nha và Mario Balotelli của Italia. Họ đi những đôi Puma Tricks màu hồng và màu xanh da trời.

Adidas còn tham vọng chế ngự thị trường thời trang bóng đá ngay cả sau khi World Cup khép lại: hãng đã hướng tới giải World Cup dành cho phái yếu vào năm sau tại Canada. Khẩu hiệu của Adidas là tạo một thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao.


TTXVN/ Tin tức