03:11 16/03/2012

Nhọc nhằn việc học của trẻ vùng cao

Khó khăn chồng lên khó khăn nhưng với lòng yêu nghề cộng với sự ham học của trẻ, các giáo viên ở đây đang từng ngày nỗ lực đem cái chữ đến cho các em...

Yên Bái là tỉnh miền núi hiện có 62/180 xã phường còn ở diện đặc biệt khó khăn, trong đó trên 60% số học sinh là con em các dân tộc thiểu số, 20% số học sinh là con em các hộ nghèo.

Cơ sở vật chất, điều kiện học tập thiếu thốn luôn là trở ngại trong công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn. Khó khăn chồng lên khó khăn nhưng với lòng yêu nghề cộng với sự ham học của trẻ, các giáo viên ở đây đang từng ngày nỗ lực đem cái chữ đến cho các em...

Cô giáo Sùng Thị Hường, dân tộc Mông, sau khi ra trường đã trở về giảng dạy cho các em tại bản Háng Bla Ha, xã Khao Ma (Mù Cang Chải).

Treo điện thoại trước cửa lớp là cách để điện thoại có sóng khi các thầy cô muốn liên lạc với người thân.

Gần 5 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Qua vẫn sống và chuẩn bị bài trong căn phòng chật chội và thiếu thốn này.

Trời rét thấu xương nhưng các em học sinh trường Tiểu học và THCS Làng Nhì không có đủ áo ấm để mặc.

 Phòng học cũng chính là nơi các em ăn, ngủ.

 25 cháu lớp mầm non của điểm trường thôn Sán Trá, Bản Công (Trạm Tấu)  trong phòng học thiếu thốn, tạm bợ.

Thư viện của trường tiểu học Xéo Dì Hồ chỉ có vài tờ báo do các thầy cô trong trường đi xin về.

 Thiếu điện, thiếu nước luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày của các em.

Thiếu phòng nội trú, các em học sinh trường THPT Mù Cang Chải phải ở nhờ trong những túp lều bên bờ ruộng.

Cô và trò cùng đi kiếm củi để chuẩn bị cho bữa ăn.


Chùm ảnh: Nguyễn Thủy