12:23 09/12/2019

Nhiều giải thưởng DFA danh giá đã có những chủ nhân mới

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Giải thưởng DFA 2019 đúng với cam kết công nhận thiết kế với quan điểm châu Á của cả các nhà thiết kế đã thành danh và mới nổi. Năm nay, các giải thưởng DFA tôn vinh sự lãnh đạo thiết kế và thiết kế mẫu mực bằng cách vinh danh và công nhận cao nhất thông qua các chương trình giải thưởng lớn hàng năm.

Những người thiết kế nổi tiếng gồm bà Rei Kawakubo, người sáng lập Công ty Comme des Garçons là người chiến thắng Giải thưởng Thành tựu trọn đời DFA (DFA Lifetime Achievement Award) 2019; teamLab – Tập thể Nghệ thuật Quốc tế giành chiến thắng Giải thưởng Lãnh đạo Thiết kế DFA (DFA Design Leadership Award) 2019 và ông Wang Shu, Đồng sáng lập của Amateur Architecture Studio là người chiến thắng Giải thưởng Nhà thiết kế Trung Quốc xuất sắc của thế giới (DFA World’s Outstanding Chinese Designer) năm 2019 của DFA.

Giáo sư Eric Yim, Chủ tịch của Trung tâm Thiết kế Hồng Kông (Hong Kong Design Centre – HKDC) cho biết: “Năm nay, Hội đồng giám khảo danh dự của chúng tôi đã chọn những cá nhân xuất sắc đã tạo ra tác động thực sự đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta và các đội đã thể hiện sự cống hiến cho sự sáng tạo trong dự án thiết kế sau dự án. Thiết kế nhằm giúp nâng cao cuộc sống, không chỉ mang tính trang trí bề ngoài. Điều quan trọng là để thể hiện giá trị cho những sáng tạo của những người có tầm nhìn về những trải nghiệm độc đáo trong thế giới, được xây dựng trên các môi trường chuyên nghiệp, cá nhân và vui tươi. Chương trình Giải thưởng cho phép chúng tôi tiếp tục nuôi dưỡng tư duy đổi mới và sự tự tin sáng tạo”.

Với việc nâng cao vai trò của các nhà thiết kế trong xã hội, trong khi tôn vinh lãnh đạo thiết kế, các thiết kế và dự án mẫu mực với thành công thương mại lớn ở châu Á, danh sách những người từng đoạt Giải thưởng DFA rất đáng kinh ngạc, gồm các nhà sáng tạo và đổi mới đã định hình về tư duy thiết kế và thiết kế xuất sắc hiện nay. Ba giải thưởng lớn là Giải thưởng Thành tựu trọn đời DFA, Giải thưởng Lãnh đạo thiết kế DFA và Giải thưởng Nhà thiết kế Trung Quốc xuất sắc của DFA là những giải thưởng cao quý nhất có thể nhận được ở châu Á. Hàng năm, các thành viên của Hội đồng giám khảo đảm bảo chọn ra những người chiến thắng tạo ra sự khác biệt cho lĩnh vực thiết kế và xã hội của chúng ta”.

Giải thưởng Thành tựu trọn đời DFA 2019 (DFA Lifetime Achievement AwardDFA LAA 2019)

Bà Rei Kawakubo, Người sáng lập của Công ty Comme des Garçons. Ảnh của ©Paolo Roversi.

Giải thưởng công nhận cá nhân có những đóng góp lâu dài cho nghề thiết kế, với các thiết kế định hình có tầm nhìn trên nhiều lĩnh vực và sử dụng thiết kế để giáo dục và thúc đẩy sử dụng thiết kế rộng rãi hơn trong xã hội.

Bà Rei Kawakubo là một trong những nhà thiết kế mang tính biểu tượng nhất vào cuối thế kỷ 20. Theo học nghệ thuật và văn học tại Đại học Keio, sau đó bà đã gia nhập ngành thời trang, với tư cách là một nhà tạo mẫu tự do tại một nhà máy dệt vào năm 1967. Là một nhà thiết kế thời trang tự học, bà bắt đầu tự may quần áo dưới nhãn hiệu Comme des Garçons vào cuối những năm 1960 và mở cửa hàng đầu tiên của riêng bà tại Tokyo vào năm 1975. Vào cuối những năm 1980, Comme des Garçons đã vận hành hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới và các thiết kế đầy thách thức của bà Rei Kawakubo đã được chấp nhận trong thế giới thời trang.

Năm 2004, bà Rei Kawakubo đã phát triển thương hiệu thành cửa hàng bách hóa “Dover Street Market”, với các bộ sưu tập chính. Nhiều nhà thiết kế, bao gồm Martin Margiela và Helmut Lang, đã tham khảo các thiết kế của bà Rei Kawakubo như một nguồn cảm hứng cho các thiết kế của riêng họ. Rei Kawakubo thường được coi là một nhà thiết kế thời trang và nghệ sĩ. Điều này nói lên những cách mà các thiết kế của bà có thể thu hẹp ranh giới giữa thời trang và nghệ thuật.

Giải thưởng được trao cho một công ty hoặc nhà lãnh đạo luôn thể hiện hiệu quả kinh doanh xuất sắc, hỗ trợ phát triển thiết kế trong tổ chức của mình và cộng đồng quốc tế.

 

Được thành lập năm 2001, teamLab là một tập thể nghệ thuật quốc tế, một nhóm liên ngành gồm nhiều chuyên gia khác nhau như nghệ sĩ, lập trình viên, kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, nhà toán học và kiến ​​trúc sư mà sự hợp tác luôn có khuynh hướng tìm cách điều hướng hợp lưu của nghệ thuật, khoa học, công nghệ, thiết kế và thế giới tự nhiên. Công nghệ kỹ thuật số đã cho phép nghệ thuật tự giải phóng mình khỏi ranh giới vật lý và siêu việt. Triết lý là mọi thứ tồn tại trong một sự liên tục dài, mong manh, nhưng kỳ diệu của cuộc sống.

Nhằm mục đích vượt qua ranh giới hiểu biết của chúng ta về tính liên tục này, teamLab đã là chủ đề của nhiều triển lãm tại các thành phố trên toàn thế giới, bao gồm New York, London, Paris, Singapore, Thung lũng Silicon, Bắc Kinh, Đài Bắc, Melbourne… teamLab cũng đã mở các bảo tàng thường trực MORI Building Digital ART MUSEUM: teamLab Borderless in Tokyo vào năm 2018 và teamLab Borderless Shanghai tại Thượng Hải vào năm 2019. Dự kiến, nhóm bảo tàng thường trựcLab SuperNature cũng sẽ được mở tại Macau vào tháng 2/2020.

Giải thưởng được trao cho một nhà thiết kế Trung Quốc có thành tích xuất sắc về chất lượng và thành công, tham gia vào khám phá học thuật hoặc ứng dụng thực tế và thể hiện một lương tâm xã hội mạnh mẽ.

Ông Wang Shu đồng sáng lập Amateur Architecture Studio cùng với ông Lu Wenyu vào năm 1997 và năm 2003, hai ông thành lập Khoa kiến ​​trúc tại Học viện Nghệ thuật Trung Quốc tại Hàng Châu, nơi ông Wang Shu là chủ nhiệm khoa. Năm 2007, Trường Kiến trúc được thành lập và ông Wang Shu là trưởng khoa đầu tiên của trường. Sở thích và nghiên cứu học thuật của ông tập trung vào việc tái lập ngôn ngữ đương đại cho kiến ​​trúc Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua các công trình được xây dựng của ông như Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba, Khuôn viên của Học viện Nghệ thuật Trung Sơn, công việc cải tạo và đổi mới Làng Wencun và Khu liên hợp văn hóa Fuyang.

Ông Wang Shu là giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT (đều của Mỹ) và Đại học Tongji (Đại học Đồng Tế của Trung Quốc). ông đã giành được nhiều giải thưởng và có bằng tiến sĩ. Ông được tôn vinh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2013. Ông hiện là thành viên Ban giám khảo của Giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2019.

Có thể tải xuống hình ảnh có độ phân giải cao tại:

https://www.hkdc.hk/download/awards/DFA2019_hi-res_image.zip

Danh sách toàn bộ người chiến thắng giải thưởng DFA có thể được tải xuống tại:

https://www.hkdc.hk/download/awards/DFA2019_WinnerList.zip

Thông tin về các giải thưởng DFA

Vào năm 2003, Trung tâm Thiết kế Hồng Kông (HKDC) đã ra mắt Giải thưởng DFA để củng cố vai trò của các nhà thiết kế trong xã hội, nhằm tôn vinh sự lãnh đạo thiết kế và các thiết kế và dự án mẫu mực với thành công hoặc tác động thương mại ở châu Á, cũng như công nhận lực lượng đang lên của các nhà thiết kế mới nổi tại Hồng Kông từ năm 2005. Thông qua 5 chương trình giải thưởng lớn, Giải thưởng DFA đã phát triển trong tầm ảnh hưởng quốc tế ở châu Á. 5 giải thưởng lớn gồm: Giải thưởng Thành tựu trọn đời DFA -LAA; Giải thưởng Lãnh đạo Thiết kế DFA-DLA, Giải Nhà thiết kế Trung Quốc xuất sắc của thế giới (DFA – WOCD), Giải thưởng Thiết kế DFA cho châu Á (DFA DFAA) và Giải thưởng Tài năng thiết kế trẻ DFA Hồng Kông (DFA HKYDTA).

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.dfaawards.com

Thông tin về Trung tâm Thiết kế Hồng Kông

Được thành lập vào năm 2001, Trung tâm Thiết kế Hồng Kông (HKDC) là một tổ chức phi chính phủ và là đối tác chiến lược của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông trong nỗ lực xây dựng Hồng Kông thành một trung tâm quốc tế xuất sắc về thiết kế ở châu Á. Sứ mệnh chung của Trung tâm Thiết kế Hồng Kông là thúc đẩy sử dụng rộng rãi và chiến lược hơn về tư duy thiết kế và thiết kế để tạo ra giá trị kinh doanh và cải thiện phúc lợi xã hội, với mục đích thúc đẩy Hồng Kông trở thành một trung tâm thiết kế quốc tế ở châu Á.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập  www.hkdesigncentre.org

Media OutReach Corporate News