12:15 13/12/2012

Nguy cơ của việc không tiêm chủng cho trẻ

Khi đứa trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, chẳng may bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì cơ thể của trẻ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, trẻ mới sinh ra có khả năng miễn dịch do nhận được các kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên khả năng miễn dịch này chỉ trong vòng 6 tháng. Sau đó trẻ không còn nhận được kháng thể từ mẹ nữa và dễ dàng bị nhiễm các bệnh nguy hiểm mà có thể phòng tránh được bằng vắc xin.

Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng sớm. Nguồn: Internet.



Khi đứa trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, chẳng may bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì cơ thể của trẻ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh. Thực tế đã chứng minh trước khi con người phát minh ra vắc xin, đã có rất nhiều trẻ em bị chết vì những căn bệnh: lao, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, viêm gan B, quai bị, rubella,…

Việc tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả được thực hiện bằng cách chủ động đưa kháng nguyên là vi sinh vật đã làm giảm khả năng vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm loại bệnh đó và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại vi sinh vật đó khi nó xâm nhập vào cơ thể. 


Nhờ đó tiêm chủng có thể góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong ở trẻ em do một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra. Chẳng hạn, bệnhsởilà một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể lực, trí tuệ và mù lòa ở trẻ em; bệnhbại liệtlàm cho trẻ tàn phế suốt đời; bệnhuốn vángây chết người… Không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh, tàn tật và tử vong, thậm chí gây bùng phát dịch lớn trong cộng đồng.



Hoàng Dương (tổng hợp)