09:15 02/09/2012

Người Mông thi làm bánh dày dịp Tết Độc lập

Bánh dày là thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết Độc lập 2/9 hàng năm của người Mông, bởi họ quan niệm hai chiếc bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất.

Bánh dày là thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết Độc lập 2/9 hàng năm của người Mông, bởi họ quan niệm hai chiếc bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất.

Bánh được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm. Sau công đoạn chọn gạo là đến việc ngâm gạo và đồ xôi.

Gạo nếp được vo qua, ngâm bằng nước suối nguồn từ 2 đến 3 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ, sao cho khi xôi chín không bị mất hương thơm của xôi.

Cối giã bánh dày cũng được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn và khoét rỗng ruột như chiếc thuyền độc mộc. Sau khi xôi chín được cho vào máng gỗ và dùng chày gỗ để giã, với 4-6 chàng trai khỏe mạnh thay nhau vào giã.

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc thi làm bánh dày của người Mông đúng ngày 2/9:

Ban giám khảo kiểm tra độ mịn và dẻo của bánh. Bánh càng kéo được dài chứng tỏ độ mịn càng cao.


Những chiếc bánh đã được hoàn thiện với màu trắng mịn và hương vị thơm ngon.


Sau khi được giã nhuyễn, bánh được nặn thành hình tròn.


Sự độc đáo của phần thi làm bánh dày thu hút đông đảo mọi người tới xem và cổ vũ.


Hết giã lại chuyển sang siết bánh cho chặt và nhuyễn.


Những người tham gia giã bánh dày thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng.


Chùm ảnh: Minh Đức - TTXVN