11:06 08/11/2014

Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc ở Balkan-Kỳ cuối: Thách thức vị thế của Brussels

Quyết tâm của Trung Quốc trong việc tài trợ và cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng đường sắt là nhằm tạo cơ hội cho các nước CEE, đặc biệt là Serbia và Hungary, duy trì tốc độ phát triển kinh tế và hoàn thành các dự án phát triển chiến lược mà EU cho đến nay đã bỏ quên.

Quyết tâm của  trong việc tài trợ và cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng là nhằm tạo cơ hội cho các nước, đặc biệt là duy trì tốc độ phát triển kinh tế và hoàn thành các phát triển chiến lược mà cho đến nay đã bỏ quên.

Bắc Kinh đang theo đuổi kế hoạch chiến lược thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông tại Balkan.


Các nước CEE, vốn có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền từ EU và đã cạn kiệt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, xem các dự án này như là một cơ hội quý giá để thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng với Tây Âu, và do đó nâng tính cạnh tranh của họ ở châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Việc nâng cấp HSR của Serbia gần đây nhất đã được hoàn thành vào năm 1980, và nó nằm trong danh sách những ưu tiêu hàng đầu trong chiến lược quy hoạch tuyến đường sắt của nước này từ năm 2010. Nhưng EU đã cung cấp kinh phí một cách nhỏ giọt cho dự án đường sắt trên của Serbia, kế hoạch của EU là hiện đại hóa vừa phải, không tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ đối với HSR mà Trung Quốc đã quyết định hỗ trợ.

Ngoài những lợi ích kinh tế cục bộ cho các nước CEE, quyết tâm của Trung Quốc trong việc tài trợ và xây dựng các tuyến đường sắt cũng tạo điều kiện cho chiến lược phát triển riêng của EU đối với khu vực CEE, mà đáng chú ý nhất là kế hoạch Hành lang Liên châu Âu 10.

Tuyến HSR Hungary - Serbia, cũng như hầu hết các dự án đường sắt và đường bộ nói trên, đều hỗ trợ cho kế hoạch Hành lang Liên châu Âu 10, một phần của mạng lưới 10 hành lang giao thông Liên châu Âu đã được lên kế hoạch. EU coi những dự án hành lang này là các chương trình trọng điểm cho quá trình hội nhập châu Âu, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, vốn và sự đi lại của người dân trên khắp châu Âu một cách hiệu quả.

Do đó, HSR Hungary - Serbia không chỉ quan trọng đối với sự tích hợp của Hungary và Serbia vào mạng lưới giao thông vận tải, thương mại của châu Âu, mà còn có tầm quan trọng chiến lược đối với Brussels để “lôi kéo” các nước khu vực Balkan gần gũi hơn với EU về chính trị.

Tuy nhiên, các dự án Trung Quốc không nhận được sự ủng hộ của tất cả các tổ chức trong những nước CEE. Ví dụ, cộng đồng doanh nghiệp Serbia có một cái nhìn ít thiện cảm đối với sự đầu tư và các dự án của Trung Quốc, khi giới tinh hoa kinh doanh của nước này cảm thấy bị đe dọa bởi sự cạnh tranh từ Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, việc "nhập khẩu" lao động từ Trung Quốc đang “hủy hoại” những công nhân nước này khi mà Serbia có lực lượng lao động dồi dào nhưng thất nghiệp. Ngoài ra còn có mối quan ngại phổ biến rằng quá trình xây dựng và các tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc không đạt chất lượng như trông đợi.

Bất chấp những mối quan ngại trên, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở các nước CEE đang làm giảm vai trò thống trị của Brussels trong khu vực, vốn đã tồn tại kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Từ đầu những năm 1990, Brussels có khả năng định hướng sự phát triển của các nước Balkan bởi vì các quốc gia này đã gia nhập vào cơ cấu kinh tế và chính trị của EU. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác quan trọng đối với các nước CEE trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nhanh chóng thách thức vai trò của Brussels trong khu vực.

Brussels cũng đã tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực Balkan. Theo phương tiện truyền thông trong khu vực, EU đã tìm cách thuyết phục Hungary, Serbia và Romania cùng xem xét lại các thỏa thuận tiếp theo của họ về HSR với Trung Quốc với lý do phải bảo đảm rằng các dự án đó phải "tuân thủ theo các chính sách của EU".

Balkan cũng có thể là tuyến đầu trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu, khi Bắc Kinh đang tìm cách xâm nhập và mở rộng vai trò của mình vào thị trường xuất khẩu lớn nhất của lục địa này trong bối cảnh nền kinh tế EU đang trong giai đoạn yếu kém nhất.

Bắc Kinh có vẻ như đang theo đuổi một kế hoạch chiến lược để thiết lập một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông tại khu vực Balkan, nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu và hỗ trợ chính sách "hướng ngoại” cho các doanh nghiệp nhà nước của nước này. Chiến lược cơ sở hạ tầng đó được các nước CEE chào đón, vì nó cung cấp cơ hội phát triển rất cần thiết và tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế của họ.

Điều này cũng mở đường cho các dự án tiếp theo được thực hiện bởi doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc và được tài trợ bởi ngân hàng Trung Quốc trong khu vực, đồng thời cho thấy một điều rõ ràng là EU không còn khả năng đáp ứng với những nhu cầu ở cả trong và ngoài khu vực với nền kinh tế ì ạch hiện nay của họ.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc như một nhà tài trợ về tài chính và điều hành các dự án phát triển hạ tầng không chỉ mang lại lợi ích đáng kể cho các nước tiếp nhận và EU, mà còn đặt ra một số thách thức nhất định. Một mặt, các nước tiếp nhận phải đảm bảo rằng những dự án này đều mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng doanh nghiệp địa phương và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

Mặt khác, mặc dù các khoản vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển gần như là vô điều kiện, về mặt nào đó, trong tương lai nó vẫn có thể được sử dụng như là một đòn bẩy để gây ảnh hưởng đến chính sách của các nước tiếp nhận nhằm ủng hộ Trung Quốc, và có khả năng ảnh hưởng đến sự nguyên trạng trong khu vực.

Với các thỏa thuận tương tự tiếp theo ở những nơi khác, thế giới nên chú ý đến chính sách ngoại giao đường sắt của Trung Quốc tại khu vực Balkan, vì nó có thể là một dấu hiệu đáng chú ý của những điều có thể xuất hiện trên quy mô toàn cầu.


Công Thuận (Theo Jamestown)