Tính từ 16 giờ ngày 3/11 đến 16 giờ ngày 4/11, Việt Nam ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; các tỉnh Bình Dương, Đắk Lắk, Kiên Giang có số mắc tăng cao nhất trong ngày.
Trong số các ca nhiễm mới có 4 ca nhập cảnh và 6.576 ca ghi nhận trong nước (tăng 401 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 2.889 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (981), Bình Dương (948), Đồng Nai (939), Kiên Giang (478), An Giang (381), Tiền Giang (263), Tây Ninh (240), Đắk Lắk (210), Sóc Trăng (198), Bình Thuận (194), Cần Thơ (186), Long An (178), Trà Vinh (123), Hà Giang (110), Hà Nội (100), Bà Rịa - Vũng Tàu (98), Đồng Tháp (97), Ninh Thuận (78), Vĩnh Long (75), Bắc Giang (68), Phú Thọ (67), Bình Phước (52), Cà Mau (51), Bắc Ninh (51), Hậu Giang (45), Quảng Nam (42), Thanh Hóa (36), Bình Định (35), Khánh Hòa (34), Gia Lai (29), Hưng Yên (26), Thừa Thiên Huế (26), Điện Biên (24), Hà Nam (21), Đắk Nông (17), Thái Nguyên (14), Đà Nẵng (13), Quảng Ngãi (11), Phú Yên (5), Hải Dương (5), Quảng Ninh (4), Hà Tĩnh (4), Quảng Bình (4), Lào Cai (4), Nam Định (3), Tuyên Quang (3), Hải Phòng (2), Vĩnh Phúc (2), Thái Bình (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (giảm 290 ca), Bến Tre (giảm 52 ca), Quảng Nam (giảm 48 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (tăng 175 ca), Đắk Lắk (tăng 112 ca), Kiên Giang (tăng 104 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.656 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 946.043 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.603 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 941.159 ca, trong đó có 832.589 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (435.717 ca), Bình Dương (236.241 ca), Đồng Nai (69.138 ca), Long An (35.360 ca), Tiền Giang (17.479 ca).
Trong ngày 4/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.731 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 835.406 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.093 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 3/11 đến 17 giờ 30 ngày 4/11, cả nước ghi nhận 59 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (28), Bình Dương (13), Đồng Nai (3), Tiền Giang (3), Long An (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (2), Trà Vinh (2), Bạc Liêu (1), Đắk Lắk (1), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 62 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.342 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 3/11, cả nước có 774.054 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 84.884.074 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.807.646 liều, tiêm mũi 2 là 26.076.428 liều.
Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện Dự thảo "Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới".
Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc dưới 14 ngày sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở, kinh doanh, khu công nghiệp (doanh nghiệp), khi phát hiện F0, trường hợp doanh nghiệp có trên 80% người lao động tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì F1 được tiếp tục lao động. UBND TP Hồ Chí Minh ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về thành phố.
Hàng loạt tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... đã báo cáo phát hiện nhiều ca mắc COVID-19, có địa phương con số lên đến hàng trăm ca. Nhiều địa phương đã "đổi màu" cấp độ dịch.