09:17 18/09/2014

Nâng cao hệ thống chính trị cơ sở

Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng luôn được Đảng bộ và chính quyền các địa phương trong vùng quan tâm.

Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng luôn được Đảng bộ và chính quyền các địa phương trong vùng quan tâm.

Việc tăng cường sỹ quan bộ đội biên phòng tham gia cấp ủy ở xã biên giới, xã ĐBKK đã làm tăng số lượng cán bộ chủ chốt được trẻ hóa.


Những tồn tại

Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh và các huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Toàn vùng hiện có 2.377 xã, phường, thị trấn; trong đó có 1.128 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 236 xã biên giới.

Đây là những xã kinh tế chưa phát triển, trình độ sản xuất thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, nhiều nơi còn thiếu điện, nước sinh hoạt, đường giao thông đi lại rất khó khăn, tình hình an ninh, chính trị, tôn giáo còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp.

Trước đây, các xã này luôn được Trung ương và các địa phương quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở (CTCS).

Tuy nhiên, hệ thống CTCS ở đây còn nhiều tồn tại, yếu kém như công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở trong phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở một số nơi còn yếu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa rõ nét, có nơi không hoạt động. Đội ngũ cán bộ, công chức phần lớn chưa qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm thực tiễn…

Toàn vùng vẫn còn 1.790 thôn, bản chưa có chi bộ đảng và 85 thôn, bản chưa có đảng viên; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, tình trạng tái nghèo còn tiếp diễn. Công tác phát triển đảng viên còn chạy theo số lượng, chưa coi trọng chất lượng.

Một số cấp ủy cơ sở xã chưa quan tâm đúng mức tới công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các thôn, bản vùng có đông đồng bào dân tộc ít người. Vì vậy, việc phát triển đảng, kết nạp đảng viên còn chậm, chưa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra dẫn đến tình trạng “tái trắng đảng viên, tái ghép chi bộ” ở các thôn bản.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại này là các xã khó khăn, biên giới là những nơi có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, KT-XH chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách truyền đạo trái phép, tung tin bịa đặt, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đại đoàn kết giữa các dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Một số cấp ủy chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của hệ thống CTCS, chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng. Chưa dành thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng.

Đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Do đa phần chưa được đào tạo cơ bản nên khả năng vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào tình hình cụ thể còn hạn chế. Chế độ, chính sách, các điều kiện cho cán bộ, tăng cường cơ sở như kinh phí, phương tiện, chỗ ở… chưa bảo đảm. Kinh phí cho hoạt động của các đoàn thể chính trị ở cơ sở còn ít.

Đã có chuyển biến


Theo ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 10 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết để thực hiện.

Ban Tổ chức Trung ương ban hành các hướng dẫn về mô hình tổ chức, về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm. Các tỉnh ủy đã tập trung riển khai, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Trung ương.

Đối với các xã ĐBKK, biên giới đã tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; quan tâm công tác phát triển đảng, kết nạp đảng viên ở các thôn, bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được triển khai thực hiện bằng các chủ trương, giải pháp thiết thực. Từ đó, việc xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống CTCS, nhất là đối với các xã ĐBKK biên giới vùng Tây Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nếu như trước năm 2010, ở các xã ĐBKK, biên giới vùng Tây Bắc có 245 thôn, bản chưa có đảng viên; 2.389 thôn, bản chưa có chi bộ, thì đến năm 2013 ở các xã này đã kết nạp được 3.000 đảng viên, xóa được 160 thôn, bản chưa có đảng viên, thành lập mới 599 chi bộ ở các thôn, bản. Song, hiện còn 5 tỉnh với 83 thôn, bản chưa có đảng viên là Điện Biên 75, Lào Cai 3, Sơn La 4 tái trắng từ năm 2010, Hòa Bình 1 và 1.790 thôn, bản chưa có chi bộ độc lập.



Các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng. Đến nay 100% cấp ủy cơ sở xã ĐBKK, biên giới đã xây dựng và thực hiện quy chế làm việc. Đối với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém kéo dài, có vấn đề bức xúc, các cấp ủy tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn đồng bộ cấp ủy đảng, bộ máy chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhiều đơn vị từ yếu kém đã ổn định và vươn lên khá.

Ông Bùi Đình Thi, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ) cho rằng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đã được quan tâm, nội dung sinh hoạt chi bộ cụ thể, giải quyết kịp thời các nhiệm vụ trọng tâm ở thôn, bản.

Vai trò trách nhiệm của bí thư chi bộ trong việc chuẩn bị nội dung và duy trì sinh hoạt được thực hiện tốt hơn, tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên trong thảo luận và quyết định các công việc của chi bộ được nâng cao, chất lượng ban hành nghị quyết ở nhiều chi bộ có tiến bộ.

Nghị quyết được thảo luận dân chủ, bám sát thực tế nhiệm vụ chính trị của địa phương và chủ trương chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng từng bước được nâng lên, việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên được thực hiện nghiêm túc.

Theo lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cấp trên đã đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thường xuyên bám sát cơ sở, từng bước khắc phục bệnh quan liêu xa dân.

Tại các xã ĐBKK, biên giới, nhiều tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ một thôn, bản. Các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ đã cử cán bộ xuống xã, thôn, bản giúp chính quyền địa phương bảo đảm an ninh trật tự, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

MTTQ và các đoàn thể ở các xã đã xây dựng quy chế hoạt động, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở vững mạnh.

Nhiệm vụ xóa tình trạng chưa có chi bộ, chưa có đảng viên, ở các thôn, bản; đồng thời xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém được coi trọng. Số đảng viên kết nạp mới không ngừng tăng qua các năm.

Số thôn, bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ giảm dần. Nhiều tỉnh đã vượt kế hoạch về xóa “trắng”, “xóa ghép” ở các thôn, bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ; trong đó Hà Giang đã thực hiện xong từ năm 2000, Yên Bái năm 2008, Cao Bằng và Tuyên Quang năm 2009, Nghệ An 2012.

Công tác cán bộ ở các xã ĐBKK, biên giới được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hơn. Cấp ủy hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ. Đối với cán bộ chưa đủ chuẩn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại xã.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tăng cường cán bộ cho cơ ở. Các tỉnh đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng triển khai thực hiện tăng cường sỹ quan bộ đội biên phòng cho các xã ĐBKK ở địa bàn biên giới.

Hiện nay 14 tỉnh trong vùng có tổng số gần 3.200 cán bộ luân chuyển, tăng cường xuống cơ sở đã làm tăng số lượng cán bộ chủ chốt được trẻ hóa, có trình độ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong đội ngũ cán bộ xã, góp phần quan trọng xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở...


Bài và ảnh: Viết Tôn