Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai tiếp tục được phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là nguồn lực lớn góp phần thay đổi bộ mặt, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở địa phương.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án lớn như giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; chú trọng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch...
Chính quyền địa phương hướng dẫn thủ tục vay vốn tín dụng chính sách để giúp bà con có vốn. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Đường giao thông tại buôn Ma Nhe, xã Đất Bằng (Krông Pa, Gia Lai) được làm từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Bà con dân tộc xem tờ rơi của chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Đường làng ngõ xóm tại vùng dân tộc thiểu số huyện Krông Pa được dọn dẹp, phát quang sạch sẽ. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con dân tộc thiểu số tại huyện Krông Pa
tăng năng suất. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Mô hình nuôi bò được nhân rộng trong vùng dân tộc thiểu số để người dân có chỗ dựa vươn lên
phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại huyện Krông Pa (Gia Lai) đã có đời sống khá giả nhờ
nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Người dân 4 làng căn cứ cách mạng xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) trồng trọt, lao động sản xuất ổn định ở nơi định cư mới. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN