09:06 23/09/2014

Nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập, ngày 22/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 5 năm (2009 - 2014).

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập, ngày 22/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 5 năm (2009 - 2014). Hội nghị tập trung đánh giá những thành công và những kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập còn tồn đọng để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện trong thời gian tới.

 

Đồng chí Tạ Ngọc Tấn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Dangcongsan


Trong giai đoạn 5 năm (2009 - 2014), toàn hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tào tạo, bồi dưỡng hơn 90.000 lượt học viên, sinh viên. Đáp ứng nhu cầu đào tạo của các bộ, ban, ngành Trung ương, của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng, đặc biệt là các địa phương, Học viện đã triển khai nhiều hệ lớp trên nhiều địa bàn, từ các bộ, ngành Trung ương, đến các tỉnh, vùng sâu, vùng xa như: Tây Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.


Trong thời gian tới, Học viện tiếp tục nghiên cứu, quán triệt Văn kiện và các Nghị quyết Trung ương khóa XI và những bài học từ tổng kết 30 năm đổi mới vào trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng các hệ lớp; xây dựng chiến lược Đào tạo, bồi dưỡng 10 năm (2015 - 2025).

 

Từ năm học 2014 - 2015, Học viện thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới, đặc biệt là chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Học viện tổ chức và quản lý có chất lượng, hiệu quả các hệ đào tạo, bồi dưỡng; mở rộng các loại lớp bồi dưỡng chức danh, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức, đào tạo lại, hoàn chỉnh, bổ sung chương trình theo nhu cầu của các ngành, các địa phương. Học viện Chính trị Quốc gia phát triển đào tạo sau đại học, mở thêm các chuyên ngành đủ điều kiện, mở rộng đối tượng tuyển sinh, tăng tính cạnh tranh đầu vào để nâng cao chất lượng; xây dựng chuẩn đầu ra các hệ đào tạo; xây dựng và áp dụng quy trình kiểm soát và quản lý chất lượng đào tạo.

 

Hương Thủy