10:19 15/10/2014

Mỹ và hành trình tìm kiếm cúp World Championship đầu tiên

Để đến được với World Championship 2014 là một chặng đường dài. Các đội tuyển quốc gia đã phải tham dự các vòng đấu loại từ tháng 9 và tháng 10/2013, để từ 127 đội tham gia chọn ra 24 đội vào vòng chung kết.

Tại giải vô địch nữ bóng chuyền FIVB World Championship diễn ra tại Milan, Italy, từ ngày 23/9 đến 12/10/2014, đội tuyển Mỹ đã lần đầu tiên giành được ngôi vô địch. Xét về bóng chuyền nữ thế giới, Mỹ đang đứng ở vị trí thứ 2 sau Brazil, nhưng cũng chỉ mới lần đầu tiên vô địch giải đấu lớn được tổ chức 4 năm một lần này.

Lần đầu cho Mỹ


Để đến được với World Championship 2014 là một chặng đường dài. Các đội tuyển quốc gia đã phải tham dự các vòng đấu loại từ tháng 9 và tháng 10/2013, để từ 127 đội tham gia chọn ra 24 đội vào vòng chung kết giải diễn ra sau đó đúng một năm. Sức nóng của giải đấu đến ngay từ vòng đấu loại này, khi Ba Lan, một trong những đội tuyển bóng chuyền nữ giàu truyền thống cũng bất ngờ bị loại.


Tại World Championship 2014, Mỹ đã có những chiến thắng trước một số ứng cử viên vô địch bao gồm Nga và hai đội tuyển giàu truyền thống là Trung Quốc (2 lần vô địch giải), Brazil (3 lần về nhì).


Đội tuyển Mỹ ăn mừng chiến thắng. Ảnh: FIVB


Dễ dàng vượt qua vòng loại bảng C gồm các đối thủ Mexico, Kazakhstan, Hà Lan, Thái Lan, Nga, với 5 trận toàn thắng; nhưng sau đó, đội tuyển Mỹ đã có một tuần thi đấu khó khăn, họ thất bại 3 - 0 trước đội chủ nhà, nhưng may mắn thắng Nga trong ngày thi đấu tiếp theo để lọt vào vòng bán kết. Tại đây, Mỹ đã thắng Brazil, đội tuyển hiện ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng tổng đã 3 lần về nhì tại giải nhưng cũng chưa vô địch giải một lần, sau 3 séc đấu với các tỷ số 25 - 18, 29 - 27, 25 - 20.


Tại chung kết, Mỹ đánh bại Trung Quốc 3 - 1 với các tỷ số 27 - 25, 25 - 20,16 - 25, 26 - 24. Nhanh chóng vượt qua đối thủ ở 2 séc đầu, Mỹ tưởng đã dễ dàng kết thúc trận đấu, nhưng Trung Quốc đã vùng lên ở séc đấu thứ ba. Ở séc 4, thậm chí Trung Quốc còn dẫn trước Mỹ tới 4 điểm (23 - 19) trước khi Mỹ chiếm lại thế thượng phong với 7 điểm thắng liên tục với sự xuất sắc của chủ công Kim Hill. Người sau đó trở thành VĐV xuất sắc nhất ở giải đấu.


HLV Karch Kiraly của đội Mỹ hạnh phúc chia sẻ: “Chúng tôi đã đi vào lịch sử”. Đây là lần đầu tiên đội tuyển Mỹ giành chức vô địch giải đấu lớn này kể từ khi giải đấu này được thành lập năm 1952. Luôn được đánh giá cao trong các giải đấu, nhưng Mỹ chưa từng có được HCV Olympic hoặc danh hiệu FIVB World Cup (cũng được tổ chức 4 năm một lần). Với Mỹ, thành tích tốt nhất của họ ở các giải đấu quốc tế thuộc FIVB là giải đấu diễn ra hàng năm World Grand Prix với 5 lần vô địch, và chỉ xếp sau đội bóng giàu truyền thống Brazil.


Chức vô địch mở ra niềm hy vọng cho Mỹ trong việc giành HCV Olympic đầu tiên tại Rio de Janeiro năm 2016, sau 3 lần có được HCB Olympic và lần gần nhất là tại Bắc Kinh và London.


Khi những ứng cử viên xuống phong độ


World Championship tại Italy là một giải đấu không thể nào quên với Mỹ và các nước tham dự. Là một đội bóng lớn của FIVB, Italy vốn tổ chức rất nhiều giải đấu lớn bao gồm 4 lần tổ chức giải vô địch châu Âu, 3 lần tổ chức vòng chung kết World Grand Prix, nhưng đây là lần đầu tiên họ đứng ra đăng cai giải đấu của nữ là World Championships lần thứ 17.


Trong lịch sử World Championships, Nga là nước giàu thành tích nhất khi giành tất cả 7 chức vô địch trong 17

Ở cấp thế giới, hệ thống thi đấu của FIVB dành cho các đội tuyển nữ bao gồm 6 giải là World Championship (4 năm một lần vào các năm chẵn), World Cup (4 năm một lần vào các năm lẻ), World Grand Champions Cup (năm sau các kỳ Olympic), World League (diễn ra hàng năm), World Grand Prix (diễn ra hàng năm) và Olympic Games.

lần tổ chức. Tiếp sau đó là Nhật Bản và Cuba (3 lần vô địch), Trung Quốc (2 lần vô địch).


Vậy tại sao Mỹ, đội tuyển chỉ có HCV ở World Grand Prix, thường xuyên về nhì và ba ở các giải đấu khác, lại có thể xếp vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng tổng và giành ngôi vô địch ở giải đấu lần này? Lý do là tất cả các đội bóng vốn giàu truyền thống đều đang trong giai đoạn trồi sụt phong độ.


Trong đó, đội tuyển bóng chuyền giàu truyền thống nhất ở cả nội dung nam và nữ là Nga, với 7 chức vô địch, trong đó 2 danh hiệu liên tiếp ở các năm 2006 (Osaka) và 2010 (Tokyo) thì hiện nay đang xếp ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng tổng, vị trí tệ nhất của họ kể từ 28 năm nay. Bản thân Brazil, đội bóng hiện số 1 thế giới, cũng có phong độ không ổn định ở giải. Họ vừa thắng Mỹ 3 - 0 ở vòng ba, thì đã để thua ngược ngay ở bán kết.


Nhật Bản cũng vậy, nếu năm 2010 họ giành chiếc HCĐ, thì năm nay họ chỉ lọt tới vòng 2, xếp vị trí thứ 7 chung cuộc. Với Cuba, đã xa rồi cái thời họ đoạt tới 4 chiếc HCV thế giới. Cuba đang trong giai đoạn trẻ hóa đội tuyển và với đội tuyển thiếu kinh nghiệm này, họ không qua nổi vòng 1 và rớt xuống vị trí thảm hại nhất trên bảng xếp hạng FIVB trong 44 năm nay là vị trí thứ 21.



Minh Đăng