11:17 12/11/2014

Mua thuốc ho chỉ phí tiền?

Mỗi năm chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền để mua thuốc ho, thuốc giảm đau, thuốc mất ngủ ngoài hiệu thuốc, mà đa phần không cần kê đơn. Nhưng hiệu quả của các loại thuốc này có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không?

Mỗi năm chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền để mua thuốc ho, thuốc giảm đau, thuốc mất ngủ ngoài hiệu thuốc, mà đa phần không cần kê đơn. Nhưng hiệu quả của các loại thuốc này có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không?


Nhiều loại thuốc, kem bôi được bán tràn lan ngoài hiệu thuốc (mua không cần đơn) không đem lại tác dụng.


 Đã có những bằng chứng cho thấy nhiều loại thuốc và kem bôi chữa các bệnh thông thường như ho, côn trùng cắn, thuốc giảm đau không đem lại tác dụng gì, thậm chí một số loại còn có hại với sức khỏe.

Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn không cần phí tiền mua:

Thuốc ho


Mọi người làm gì khi bị ho? Tất nhiên là ra ngoài hiệu thuốc và mua thuốc ho. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng rằng thuốc ho sẽ giúp bạn khỏi bệnh.

Trang web của Sở Y tế Anh khuyên người bệnh tự làm thuốc chữa ho bằng mật ong và chanh.


Tiến sĩ Tim Ballard, Phó hiệu trưởng Đại học đa khoa Hoàng gia Anh, cho hay bằng chứng y khoa về tác dụng của thuốc ho là không thuyết phục, và cũng không có gì chứng minh thuốc ho sẽ rút ngắn thời gian bị ho của bạn.

Nếu cơn ho của bạn gây ra bởi virus, như những bệnh ho thông thường, thì không có cách nào nhanh chóng để dứt bệnh cả. Đơn giản là bạn phải chờ đợi hệ thống miễn dịch của mình tiêu diệt được virus đó. Thuốc ho sẽ không đẩy nhanh quá trình này, bất chấp những thành phần “tuyệt diệu” được in trên nhãn thuốc.

Thuốc chữa mất ngủ (chứa antihistamine)




Nhiều loại thuốc ngủ bán ngoài hiệu thuốc chứa thành phần antihistamine (chữa dị ứng) và diphenhydramine.

Thành phần này được sử dụng trong các loại thuốc ngủ để làm tiêu tan những phản ứng dị ứng và mang tới tác dụng phụ uể oải, buồn ngủ. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học về tác dụng chữa mất ngủ của nó.

Theo trang web của Sở Y tế Anh, có rất ít nghiên cứu y học kiểm tra hiệu quả của thuốc trị mất ngủ. Nghiên cứu đầu tiên, được đăng tải trên Tạp chí Sleep năm 2005, đã so sánh liều thuốc ngủ chứa diphenhydramine với thuốc placebo (thuốc giả có tính trấn an) ở 20 người già bị mất ngủ. Người tham gia cho biết không có sự khác biệt về thời gian họ cần để đi vào giấc ngủ, thời gian ngủ và độ sâu của giấc ngủ.

Nghiên cứu thứ hai, cũng đăng tải trên Tạp chí Sleep, đã tiến hành thử nghiệm trên 184 người trưởng thành bị mất ngủ nhẹ. Phim chụp tự động hoạt động não, mắt và cơ bắp của họ cho thấy sử dụng thuốc ngủ có thành phần diphenhydramine không có hiệu quả hơn thuốc placebo.

Những tác dụng phụ khác của diphenhydramine có thể bao gồm khô miệng, chóng mặt, đau đầu, táo bón,...

Thuốc giảm đau có aspirin

Thành phần công hiệu trong aspirin - sacicylate, được chứng minh là làm giảm đau và viêm. Nhưng thành phần này không hiệu quả đối với đau cơ.

Theo Kiểm Thảo Hệ Thống Cơ Sở Dữ Liệu Cochrane năm 2009, những loại kem bôi giảm đau chứa salicylate không có nhiều tác dụng chữa đau cơ so với kem placebo.

Tiến sĩ Andrew Moore, nhà khoa học sinh hóa thuộc Đại học Oxford, đứng đầu nhóm kiểm thảo trên, kết luận rằng những loại kem giảm đau không có tác dụng và lãng phí. Theo ông Abdrew Moore, những loại kem giảm đau kháng viêm, như ibuprofen hay diclofenac, có hiệu quả tốt hơn.

Kem chống muỗi, côn trùng 


Kem bôi phòng côn trùng cắn chứa nhiều chất hóa học khiến da thêm nhạy cảm?


Có hàng chục loại kem và thuốc uống chữa ngứa và sưng đau do côn trùng cắn bán ở các hiệu thuốc. Nhưng liệu các loại thuốc này có hữu dụng?

Theo đánh giá của ấn phẩm “Thuốc và bảng thông tin điều trị”  năm 2012 của Anh, kem chứa thuốc giảm đau và anaesthetics, hoặc những loại chứa antihistamine (thuốc chữa dị ứng) và antiseptic (chất khử trùng), là những loại thuốc duy nhất có công dụng.

Những loại kem chữa vết côn trùng cắn được cảnh báo là chứa nhiều chất hóa học và khiến da thêm nhạy cảm. Quan trọng hơn, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh được tác dụng của những loại kem bôi này, trừ đối với người dùng mắc các bệnh phản ứng da như eczema.

Để phòng và chữa vết côn trùng cắn cho trẻ em, các bậc phụ huynh có thể mua một tuýp kem chứa antiseptic thông thường .

Xà phòng diệt khuẩn



Mặc dù các quảng cáo xà phòng diệt khuẩn trên truyền hình tạo cảm giác chúng có thể bảo vệ chúng ta và gia đình khỏi những bệnh gây ra do vi khuẩn, điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh.

Hơn 4 thập kỷ nghiên cứu của Cục quản lý thực phẩm và thực phẩm Mỹ, cùng với một loạt nghiên cứu độc lập khác, không cho ra kết quả nào rằng triclosan, thành phần chính trong nhiều loại xà phòng, nước rửa tay, khăn ướt diệt khuẩn, có lợi ích về mặt sức khỏe so với các loại xà phòng và nước rửa thông thường. 

Một vấn đề cơ bản là các loại xà phòng diệt khuẩn đặc biệt nhằm vào mục tiêu diệt trừ vi khuẩn hơn là virus. Nhưng virus mới là “thủ phạm” chính gây ra đa số các bệnh thường gặp, như cảm lạnh hay cảm cúm.

Cách hiệu quả nhất để tránh xa vi khuẩn đã được khoa học chứng minh là rửa tay thường xuyên với xà phòng thông thường, cùng với đảm bảo vệ sinh tốt trong phòng bếp.

Kem đánh răng làm trắng


Hơn 40% người Anh mua kem đánh trắng răng, kể cả giá của loại kem đánh răng này đắt hơn 3 lần so với kem đánh răng thông thường.


Một số nhãn hiệu kem đánh trắng răng tuyên bố sử dụng hydrogen peroxide làm chất tẩy trắng răng.

Theo Tiến sĩ Nigel Carter, Giám đốc điều hành Hiệp hội nha khoa Anh, kem đánh răng bán ở khu vực châu Âu được phép chứa 0,1% hydrogen peroxide trong thành phần kem, để đảm bảo an toàn cho người dùng.


H.N (Theo DM)