04:07 25/04/2015

Lễ đặt gánh của đồng bào Sán Chay

Lễ đặt gánh - lễ ăn hỏi, là một nghi thức quan trọng, không thể thiếu trong lễ cưới của đồng bào Sán Chay huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nghi thức này được thực hiện sau khi những nghi thức dạm ngõ, so mệnh, thách cưới đã hoàn tất.

Lễ đặt gánh - lễ ăn hỏi, là một nghi thức quan trọng, không thể thiếu trong lễ cưới của đồng bào Sán Chay huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nghi thức này được thực hiện sau khi những nghi thức dạm ngõ, so mệnh, thách cưới đã hoàn tất.


Nhà gái đặt sàng rượu trước sân, mời rượu và thách nhà trai hát đối.


Nhà gái chặn cửa và quệt nhọ đen vào má đại diện nhà trai, cầu may mắn và trừ ma quỷ.


Nhà trai hát thua nhà gái, phải chịu phạt đổ sàng rượu lên đầu mới được bước vào nhà.



Lễ đặt gánh thường được thực hiện vào mùng một hay rằm hàng tháng. Đoàn nhà trai gồm 4 phụ lễ và ông mối sẽ mang các lễ vật (1 chai rượu, 1 kg thịt lợn, 1 phên đường, 1 gói trầu cau) tới nhà gái để bàn bạc và quyết định đồ sính lễ cho ngày cưới. Nhà gái và nhà trai sẽ thi hát đối trong lễ đặt gánh.

Nếu nhà trai trước khi vào nhà, mà hát thua nhà gái thì sẽ phải chịu phạt, đổ rượu lên đầu. Hát đối đáp là nét nổi bật, đặc sắc trong nghi thức đặt gánh của đồng bào Sán Chay và là một nét văn hóa truyền thống độc đáo, được đồng bào lưu giữ từ lâu đời.

Nhà gái bổ cau, mời trầu nhà trai. Hai họ sẽ ăn trầu, tiếp tục hát đối và chuyện trò về sính lễ.


Ông mối và gia chủ gặp gỡ nhau để trao lễ vật và bàn bạc về đồ sính lễ cho đám cưới của đôi trai gái.


Nhà gái làm lễ báo cáo tổ tiên, xin phép được gả con gái cho nhà trai.


Ngày nay, việc thách cưới chỉ có tính chất tượng trưng, là sự đồng nhất của nhà trai và nhà gái. Sau lễ đặt gánh là thời kỳ ăn giá bạc - thời kỳ hai họ đi lại và đôi trai gái tìm hiểu nhau.


Thu Loan