Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai trên cả nước từ năm 2011, thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia.
Sinh viên tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã Chiến Thắng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, đây là phong trào hiệu quả tạo tác động và đổi thay to lớn trên địa bàn rộng lớn ở nông thôn và đối tượng đông đảo nhất là người nông dân.
Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới thời gian qua đã tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông thôn mới theo hướng phát triên xanh, bền vững; nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn; thực sự góp phần thay đổi to lớn bộ mặt nông thôn Việt Nam, thực hiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong thời gian qua.
Hưởng ứng Phong trào thi đua, các ban, bộ, ngành tập trung thi đua hoàn thiện thể chế, chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, như: Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tô quôc Việt Nam; Bộ Công an với Chương trình chuyên đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới hiện đại, thông minh; Bộ Quốc phòng đây mạnh các hoạt động xây dựng và phát triển các Khu kinh tế quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, biển đảo.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tích cực tham mưu ban hành các chính sách về thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp găn với phát triên kinh tế nông thôn nhằm tập trung nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân hướng tới mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyến giao khoa học công nghệ phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và miền núi, đặc biệt phong trào "Bình dân học vụ số" lan tỏa sâu rộng trên địa bàn nông thôn đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi số vùng nông thôn và cả nước; Bộ Xây dựng tập trung xây dựng giao thông nông thôn với phương châm "toàn dân xây dựng giao thông nông thôn, dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ".
Mặt trận Tố quốc và các tô chức chính trị - xã hội tiếp tục hưởng ứng, triển khai phong trào thi đua thông qua việc lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn mới với các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm nâng cao hiệu quả phong trào, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới như góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới, hiên đất làm đường, giữ gìn vệ sinh môi trường, duy trì đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, phát triển văn hóa, du lịch cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ, tập trung các nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nên nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gắn với chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, các nguồn lực huy động để xây dựng nông thôn mới phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa được huy động hiệu quả trong triển khai xây dựng nông thôn mới.
Thông qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay, sáng tạo, như: Mô hình "Xã thông minh" ở Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được tổ chức FAO giới thiệu là mô hình điểm "Làng số"; chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được duy trì với hơn 400 sản phẩm OCOP; mô hình đưa màu xuống chân ruộng lúa giúp nông dân các xã bãi ngang ven biển nâng cao thu nhập cho người dân của tỉnh Cà Mau; mô hình Làng Thanh niên "2 không, 2 có" trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai; mô hình “Cựu chiến binh gương mẫu giảm nghèo” của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; mô hình "Xây dựng lò đốt rác thải và bể chứa xử lý vỏ thuốc bảo vệ thực vật" của tỉnh Bắc Giang; mô hình "Sản xuất lúa hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ 4.0, gắn với liên kết tiêu thụ" của tỉnh Đồng Tháp; mô hình "Ánh sáng bản làng" do đoàn thanh niên tỉnh Sơn La thực hiện... Đây thực sự là những điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới cần được tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2025 tiếp nối và phát huy cao thành quả giai đoạn trước, tiếp tục là phong trào thi đua rất hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng trên bình diện cả nước, trong hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng, doanh nghiệp nhằm hướng tới xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, đem lại giá trị to lớn về kinh tế - xã hội, giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trong giai đoạn vừa qua.
Thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giảm nghèo bên vững, ngày 18/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 587/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xậy dựng nông thôn mới".