03:22 05/03/2012

Làm dây đàn violon từ tơ nhện

Một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn sợi tơ nhện để để xe thành một bộ dây đàn violon có một không hai trên thế giới.

Một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn sợi tơ nhện để để xe thành một bộ dây đàn violon có một không hai trên thế giới.

Sợi đàn violon bằng tơ nhện mang lại âm sắc đặc biệt. Ảnh minh họa từ Internet.


Bộ dây đàn này được nhận xét là có “âm sắc sâu và mềm mại” tương đối so với dây cước hoặc dây thép. Điều này có được do các sợi đàn được kết theo dạng xoắn, tạo thành một cấu trúc chặt chẽ, không có khe hở giữa bất cứ sợi tơ nào.

Nhà nghiên cứu Shigeyoshi Osaki thuộc trường Đại học Y khoa Nara đã quan tâm đến các đặc tính cơ học của tơ nhện từ nhiều năm nay. Ông nghiên cứu về tơ “dây kéo”, nơi từ đó con nhện đu đưa và lao tới bắt mồi.

Ông Osaki đã hoàn thiện các phương pháp thu thập được với số lượng lớn tơ “dây kéo” và hiện nay đang chuyển hướng đến các ứng dụng từ loại vật liệu đặc biệt này.

Ông đã sử dụng 300 con nhện cái Nephila – một trong những loài nhện nổi tiếng với bộ lưới phức tạp – để cung cấp tơ “dây kéo”. Với mỗi dây đàn, ông bện từ 3.000 đến 5.000 sợi tơ nhện theo cùng một hướng để tạo nên một bó. Mỗi sợi dây đàn lại được làm từ 3-5 bó như vậy, được bện theo các hướng ngược nhau.

Sau đó, Osaki đã đo sức căng của từng sợi dây, một yếu tố quan trọng với những sợi đàn violon để tránh sự cố đứt dây khi đang chơi đàn. Kết quả, những sợi dây đàn bằng tơ nhện của ông có sức chịu căng kém hơn so với dây ruột mèo (hiếm được sử dụng) nhưng tốt hơn so với loại dây phổ biến có lõi nilon bọc nhôm. “Sợi đàn violon là một ứng dụng cho tơ nhện, loại sản phẩm chất lượng cao này mang đến kiểu âm sắc đặc biệt cho cả người chơi đàn và thính giả trên khắp thế giới”, tiến sĩ Osaki nói


Thu Hằng