Khi mọi con mắt đổ dồn về OPEC

Cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào ngày 27/11 tới tại Vienna, Áo được nhận định là sự kiện quan trọng nhất của tổ chức này kể từ cuộc họp năm 2008 khi OPEC đi đến quyết định cắt giảm sản lượng do khủng hoảng tài chính.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters


Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng giá dầu có thể "tụt dốc không phanh" xuống mức 60 USD/thùng nếu OPEC không thống nhất giảm sản lượng khai thác.

Giá dầu đã biến động chóng mặt trong khoảng thời gian gần đây. Giao dịch trên thị trường thế giới ở mức dưới 80 USD/thùng và điều này đồng nghĩa với việc hầu hết người Mỹ có thể mua xăng ở mức giá hơn 0,8 USD/lít.

Trong khi đó, giá dầu Brent đã giảm 34% kể từ tháng 6 và đạt mức 76,76 USD/ thùng hôm 14/11- mức giá thấp nhất trong 4 năm gần đây.

Câu hỏi được đặt ra là OPEC sẽ có phản ứng như thế nào. Cho tới nay, các quốc gia cũng như những công ty sản xuất dầu mỏ trên thế giới hầu như chưa hề có động thái giảm sản lượng mặc dù điều dễ nhận thấy nhất hiện nay là lượng dầu khai thác trên thế giới đang ở mức dư thừa.

Dường như việc OPEC có quyết định giảm sản lượng hay không phụ thuộc vào quyết định của Arập Saudi. Tuy nhiên Riyadh đang tỏ ra lưỡng lự.

Bob McNally, cựu nhân viên từng làm việc tại Nhà Trắng và hiện là lãnh đạo của công ty tư vấn Rapidan Group có trụ sở tại Washington nhận định Arập Saudi có thể sẵn lòng tăng sản lượng khai thác dầu khi có sự thiếu hụt, nhưng nước này lại hầu như chần chừ giảm sản lượng khi thế giới ở trong thời kỳ dư thừa.

Trong khi đó, ông Daniel Bathe làm việc tại Qũy đầu tư Lupus alpha nhìn nhận: “Thị trường sẽ đặt ra câu hỏi về uy tín của OPEC và sự ảnh hưởng của nó tới thị trường dầu mỏ thế giới nếu không có quyết định cắt giảm sản lượng khai thác" .

Nếu các quốc gia OPEC tiếp tục duy trì sản lượng như hiện tại cho tới năm 2015, ở mức khoảng 30,6 triệu thùng/ngày theo thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), thì để cân bằng thị trường sẽ phải cắt giảm khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày.

Kết quả được đánh giá là "xấu nhất" trong cuộc họp của OPEC tại Vienna là khi 12 nước thành viên không thể đồng thuận cắt giảm sản lượng hoặc có cắt giảm nhưng ở mức độ không gây ảnh hưởng tới giá.

Nếu việc cắt giảm là cần thiết, các thành viên OPEC cùng sẽ phải cùng đi đến sự nhất trí về khối lượng và thời gian cắt giảm. Sự phân chia khối lượng cắt giảm trong từng thành viên của OPEC cũng cần phải được quyết định.

Từ mùa hè năm nay giá dầu đã giảm đáng kể do lượng cung dồi dào, đặc biệt là từ Mỹ, thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại châu Âu và châu Á cũng trong thời kỳ hạ nhiệt. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đánh giá rằng một lượng cắt giảm nhỏ khoảng 500.000 thùng/ngày có thể chưa đủ “độ” để hạ hỏa thị trường.



H.Linh (Theo Reuters, Finacial Times)


Giá dầu châu Á biến động trước thềm cuộc gặp OPEC
Giá dầu châu Á biến động trước thềm cuộc gặp OPEC

Giá dầu tại thị trường châu Á đã di chuyển theo hai chiều ngược nhau khi nhà đầu tư ngóng chờ các thông tin về việc OPEC có cắt giảm sản lượng dầu hay không.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN