Giúp Chính phủ đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công- tư

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Ban Chỉ đạo) là Tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai thực hiện mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.


Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, kế hoạch, giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mô hình PPP; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện mô hình PPP.


Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về PPP trong đó có hướng dẫn việc triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.


Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc lập, trình và phê duyệt danh mục dự án PPP ưu tiên và cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án này; chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về PPP.


Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.


Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.


Quy chế cũng quy định rõ nhiệm vụ của Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo.

PV
Triển khai mô hình đối tác công tư
Triển khai mô hình đối tác công tư

Đóng góp 20% vào GDP cả nước và được cho là có tiềm năng lớn, nhưng ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phát triển thiếu bền vững, tăng trưởng chậm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN