Đưa vốn vào doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

Ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết: Những năm qua, NHNN đã có chính sách tín dụng đặc thù nhằm khai thác thế mạnh của khu vực ĐBSCL.

Bên cạnh các chính sách chung, NHNN còn phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ có chính sách tín dụng phù hợp để hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của khu vực như: Chính sách cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá lúa trong thời kỳ thu hoạch của nông dân; cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích người dân đầu tư máy móc, thiết bị trong nông nghiệp; chính sách đối với lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản….

Ngoài ra, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực cải tiến thủ tục cho vay, triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại đến các khu vực nông thôn như các dịch vụ thanh toán thẻ, các sản phẩm cho vay liên kết giữa người dân vùng cung cấp nguyên liệu với các cơ sở chế biến; cho vay lưu vụ, cho vay thông qua các sổ vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn, gắn kết người nông dân với doanh nghiệp và ngân hàng.

Ngân hàng MHB tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL.



Trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) năm 2014 do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức mới đây tại tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng MHB đã tham gia triển lãm hội chợ và đặt gian hàng nhằm mục đích đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cũng như các gói ưu đãi tín dụng hỗ trợ đời sống người dân vùng ĐBSCL. Trong đó, nổi bật lên là gói ưu đãi tín dụng 13.000 tỷ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa mới được Ngân hàng MHB triển khai trong tháng 8.

Gói ưu đãi tín dụng 13.000 tỷ của Ngân hàng MHB được triển khai cho 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn cho việc triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong đó, Long An là tỉnh đầu tiên triển khai và có bước đầu thuận lợi khi đã tiếp cận được với một số doanh nghiệp với tổng nhu cầu vay vốn ước tính khoảng 300 tỷ đồng. Gói tín dụng này đã được NHNN tỉnh Long An đánh giá cao do nhu cầu vay vốn tại tỉnh rất lớn.

Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của một tổ chức tài chính có uy tín, Ngân hàng MHB đã có những đóng góp tích cực cho an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng và các công trình đường xá nhằm góp phần thay đổi bộ mặt cũng như sự phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Trong thời gian tới, MHB tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động theo chủ trương của Chính phủ và NHNN để đáp ứng nhiệm vụ chính trị, trở thành một ngân hàng hoạt động theo hướng hiện đại và theo thông lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả, có khả năng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính tiền tệ trong nước và trên thị trường quốc tế.

MDEC được tổ chức với chủ đề "Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL" là một hoạt động nhằm tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tại vùng ĐBSCL với mục đích đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng kinh tế to lớn của vùng ĐBSCL. Nhân dịp này, đại diện Ban lãnh đạo Ngân hàng MHB đã được nhận kỉ niệm chương về những đóng góp to lớn đối với công tác an sinh xã hội tại vùng ĐBSCL.

PV


Bế mạc Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Bế mạc Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tối 7 /11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, đã bế mạc Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC Sóc Trăng 2014).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN