Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cơ giới hóa để giảm tổn thất lúa khi thu hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra kế hoạch, đến năm 2020, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nâng tỉ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa lên 80% để giảm tổn thất sau thu hoạch. Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL chuyển giao cho nông dân các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, ít rơi rụng trong quá trình thu hoạch; khuyến khích các thành phần kinh tế chế tạo các loại máy gặt đập, máy sấy phù hợp với qui mô, trình độ sản xuất của nông dân; mở rộng cho nông dân vay tiền mua máy gặt, máy sấy. Từ nay đến năm 2020, các tỉnh sẽ được trang bị thêm từ 20.000 – 25.000 máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa.

Viện lúa ĐBSCL cho biết, cần khoảng 20.000 máy gặt đập liên hợp để thu hoạch hết diện tích 1,6 triệu ha mỗi vụ lúa (đông xuân, hè thu) hàng năm, tuy nhiên hiện toàn vùng chỉ có 4.923 máy gặt đập liên hợp và 4.068 máy gặt xếp dãy, bảo đảm thu hoạch bằng cơ giới 35% diện tích/vụ. ĐBSCL cũng cần được trang bị thêm khoảng 18.000 máy sấy (công suất 4 tấn/mẻ). Hiện toàn khu vực có 6.435 máy sấy các loại, chỉ sấy được 31% sản lượng lúa hè thu. Hệ thống kho chứa tại ĐBSCL còn rất hạn chế, vừa xuống cấp vừa lạc hậu, trong khi đó khả năng dự trữ, bảo quản lúa tại nhà của nông dân yếu kém. Với điều kiện mưa gió hiện nay, nếu trữ lúa tại nhà khoảng 1 - 2 tháng là chất lượng sụt giảm, do vậy lượng lúa thất thoát trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch còn rất lớn.

Thế Đạt

Long An: Thu hoạch lúa hè thu đến đâu tiêu thụ đến đó
Long An: Thu hoạch lúa hè thu đến đâu tiêu thụ đến đó

Các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộ Hóa, Tân Thạnh (tỉnh Long An) đã thu hoạch được 52.300 ha lúa hè thu trước khi lũ đổ xuống vào cuối tháng 7/2011.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN