05:08 17/05/2013

Kế hoạch giải cứu Napoleon bằng tàu ngầm - Kỳ 3

Còn có nhiều nguồn tin khác hỗ trợ cho câu chuyện của Johnson. Marquis de Montholon, vị tướng Pháp đã tháp tùng Napoleon đến nơi lưu đày, từng xuất bản cuốn hồi ký về khoảng thời gian ông ở đảo St. Helena những năm sau đó.

Kỳ 3 : Lắp ghép những mảnh vỡ lịch sử


Còn có nhiều nguồn tin khác hỗ trợ cho câu chuyện của Johnson. Marquis de Montholon, vị tướng Pháp đã tháp tùng Napoleon đến nơi lưu đày, từng xuất bản cuốn hồi ký về khoảng thời gian ông ở đảo St. Helena những năm sau đó. Trong hồi ký của mình, Montholon đã viết về một nhóm sĩ quan Pháp, những người đã lên kế hoạch giải cứu Napoleon "với một chiếc tàu ngầm". Ông cũng đề cập đến chuyện này ở một vài sự kiện khác, và nói rằng một số tiền lớn vào khoảng 9.000 bảng Anh (gần 1 triệu USD ngày nay) đã được đầu tư cho chiếc tàu ngầm này.

Tướng Pháp Charles de Montholon, người đã tháp tùng Napoleon đến nơi lưu đày.


Tạp chí Niên giám Hải Quân (Naval Chronicle) năm 1833, trước khi cuốn sách “Những hình ảnh và câu chuyện từ một giáo sĩ nợ nần” được xuất bản, cũng đã đăng một bài viết đề cập đến Johnson và kế hoạch tàu ngầm. Theo bài viết, số tiền ước tính vào khoảng 40.000 bảng Anh (tương đương 4 triệu USD) phải được thanh toán "vào ngày tàu ngầm sẵn sàng khởi hành".


Một nguồn tin tồn tại trước đó, trong Thư viện Lịch sử Chân dung các tội phạm hình sự (1823), thậm chí đã đưa ra những chi tiết quan trọng còn thiếu. Những chi tiết này giúp giải thích lý do tại sao Johnson cảm thấy mình có đủ khả năng xây dựng một chiếc tàu ngầm: 15 năm trước đó, khi Napoleon đang ở đỉnh cao, Johnson đã từng làm việc trực tiếp với một kỹ sư người Mỹ nổi tiếng tên là Robert Fulton, khi ông này đến Anh để bán kế hoạch thiết kế một chiếc thuyền đi ngầm dưới nước.


Chính sự xuất hiện của Fulton đã làm cho câu chuyện về kế hoạch giải cứu Napoleon bằng tàu ngầm mang tính xác thực hơn. Fulton luôn được đánh giá là một nhà phát minh đầy năng lực, người được nhớ đến trong việc phát triển tàu hơi nước thành công đầu tiên. Fullon cũng đã dành nhiều năm ở Pháp rao bán mẫu thiết kế tàu ngầm. Ông đã thuyết phục hoàng đế Napoleon cho phép tiến hành một mô hình thử nghiệm nhỏ, chiếc tàu Nautilus, vào năm 1800 đã được đưa vào thử nghiệm thành công trên sông Seine.

Mô hình chiếc tàu Nautilus, một trong những chiếc tàu ngầm thực tế đầu tiên trong lịch sử.


Một vài năm sau đó, Fulton thiết kế một tàu ngầm thứ hai, cao cấp hơn, như hình minh họa của ông cho thấy, có bề ngoài giống như tàu ngầm của Johnson. Theo hồ sơ lưu trữ, khi người Pháp không còn quá quan tâm vào chiếc tàu thứ hai, Fulton đã tìm đến người Anh với kế hoạch tàu ngầm của mình. Tháng 7/1804, ông đã ký hợp đồng với thủ tướng Anh, William Pitt, để phát triển "hệ thống" tàu ngầm theo các điều khoản và điều kiện mà có thể đã mang lại cho ông khoảng 100.000 bảng Anh trong trường hợp thành công.


Những đầu mối khó xác lập hơn là liệu Fulton và Johnson đã gặp nhau. Cụm từ “tổ chức” đã được nhắc đến trong một vài ghi chép, nhưng không có bằng chứng xác thực nào còn sót lại để chứng minh điều đó. Bản thân Johnson có lẽ đã thừa nhận trong một tuyên bố xuất hiện trong Thư viện Lịch sử về những tác động sau khi Johnson gặp Fulton ở Dover năm 1804. Và bản thân Johnson đã "cùng tham gia vào công việc bí mật (của Fulton), trực tiếp đến mức khi Fulton rời bỏ dự án và nước Anh... bản thân Johnson cho rằng mình có đủ năng lực để tiếp tục những dự án còn dang dở của Fulton".


Cũng có quan điểm đáng lo ngại cho rằng cuốn sách “Những hình ảnh và câu chuyện từ một giáo sĩ nợ nần” không phải là toàn bộ câu chuyện. Vào năm 1835, một tố cáo xuất hiện trên tờ báo trào phúng Figaro tại Luân Đôn, cáo buộc rằng tác giả thực sự của cuốn sách tự truyện này là FWN Bayley - một nhà văn bình dân, không phải là một giáo sĩ, mặc dù chắc chắn là ông đã dành nhiều thời gian trong tù do nợ nần chồng chất. Bài viết này còn cho rằng “nhà xuất bản đã mất rất nhiều công sức để tránh... cho thuyền trưởng Johnson nhìn thấy cuốn sách này”. Tại sao lại phải làm điều đó nếu bản thân Johnson đã viết cuốn sách tự truyện mang tên mình?


Johnson có thể chỉ là một kẻ hoang tưởng, hoặc có thể chỉ là một lái buôn đưa ra những lời chào hàng hoặc tuyên bố ngông cuồng với hy vọng kiếm được bộn tiền? Trùm buôn lậu đã dành những năm 1820 để nói về chuỗi dự án liên quan đến tàu ngầm. Có lúc, ông ta được báo cáo là làm việc cho vua Đan Mạch, một thời điểm khác, ông lại làm cho cho tổng trấn của Ai Cập, hay tham gia dự án chế tạo tàu ngầm để cứu hộ một con tàu ra khỏi đảo Texel của Hà Lan hoặc để lấy các cổ vật có giá trị từ xác tàu đắm trên biển Caribbean. Có lẽ không có gì quá phải ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng, sau khi ra khỏi nhà tù của “những con nợ”, Johnson đã sống nhiều năm ở phía nam của sông Thames với mức lương hưu khoảng 140 bảng Anh/năm, ít hơn 20.000 USD ngày nay. Với mức thu nhập đó, Johnson khó mà có một cuộc sống sung túc, đầy đủ.


Tuy nhiên điều kỳ lạ là cuộc đời của Johnson chứa đựng các mảnh ghép chính xác như trong trò chơi ghép hình, mà khi lắp ráp đúng cách sẽ đem đến cho ta một bức tranh phức tạp hơn nhiều. Phần quan trọng nhất trong các câu chuyện tưởng như vô giá trị nằm trong một bản in chưa từng xuất bản, được lưu giữ ở một góc tối trong Viện Lưu trữ Quốc gia Anh - nơi nó đã tình cờ được tìm thấy khi người ta lục tung các tài liệu đầy bụi một vài năm trước đây.


Đặt cùng với nhau, các tài liệu đã giải thích cho một tuyên bố kỳ lạ xuất hiện lần đầu tiên trong Khu trưng bày lịch sử - thời điểm xây dựng tàu ngầm của Johnson không phải là những năm 1820 khi những người Bonaparte giàu có tiếp cận ông, mà còn sớm hơn nữa, vào năm 1812, ba năm trước khi Napoleon bị lưu đày. Vậy tại sao kế hoạch này không được hiện thực hóa khi tàu ngầm đã sẵn sàng và có thể tham gia vào kế hoạch giải cứu Napoleon?



Minh Châu - Dương Tường


Đón đọc kỳ cuối: Vì sao kế hoạch giải cứu không thể thực hiện?