02:18 06/02/2015

Kazakistan muốn cấm hàng hóa Nga

Kazakistan có thể cấm hay hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Nga do đồng ruble mất giá khiến các nhà sản xuất Kazakistan không thể cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Nga.

Báo “Thương gia” (Nga) ngày 6/2 dẫn các nguồn tin trong Bộ Nông nghiệp nước này cho biết Kazakistan có thể cấm hay hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Nga do đồng ruble mất giá khiến các nhà sản xuất Kazakistan không thể cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Nga.

Một khu chợ tại Nga.


Các nguồn tin được báo trên dẫn lời tiết lộ: “Astana quyết tâm cấm hoặc hạn chế nguồn cung một số sản phẩm từ Nga vì lo ngại các sản phẩm này sẽ đe dọa thị trường nội địa của Kazakistan do đồng ruble mất giá... Đó là sản phẩm dầu mỏ, ô tô và ắc qui ô tô, phụ kiện xây dựng, sản phẩm cáp và dây dẫn, chai thủy tinh, thịt và trứng gà, sản phẩm mỳ và bánh kẹo, bột mỳ và nước ép”.

Theo “Thương gia”, các cuộc đàm phán giải quyết những vấn đề trong thương mại song phương đã diễn ra được một tuần,

Giữa tháng 12/2014, tỷ giá của đồng ruble với các ngoại tệ chủ chốt lao dốc mạnh, khi chỉ trong hai ngày đồng ruble mất giá 17%, điều chưa từng có kể từ năm 1998.

và “chưa xuất trình đủ luận chứng để áp đặt hạn chế”.

Các số liệu của Liên minh Hải quan không xác nhận tình trạng tăng mạnh nhập khẩu sản phẩm Nga vào Kazakistan, tuy nhiên số liệu này chưa tính các lô hàng nhỏ do cá nhân đưa vào. Hiện nay, chuyên gia hai nước “đang làm rõ khối lượng và các yếu tố giá nhập khẩu”.

Tháng 11/2014, Kazakistan đã cấm bán một loạt nhãn hiệu vodka và bia do Nga sản xuất do không đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, ngay sau đó, cơ quan kiểm dịch Nga Rospotrebnadzor cho biết Kazakistan đã bãi bỏ lệnh cấm sau khi các cơ quan hữu quan hai nước tham vấn.

Tại Astana ngày 29/5/2014, Nga, Belarus và Kazakistan đã ký hiệp định thành lập Liên minh Kinh tế Âu - Á (EAEC), có hiệu lực từ 1/1/2015. Đây là thị trường chung lớn nhất trong Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS) với 170 triệu người, GDP chiếm 85% tổng GDP CIS, được kỳ vọng sẽ là một trung tâm phát triển kinh tế mạnh mới.


Duy Trinh (P/v TTXVN tại Moskva)