Để nguồn vốn được khơi thông

Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank):


Để giúp các DN có điều kiện vượt qua khó khăn và tiếp cận tốt hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, VietinBank đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ với khách hàng vay vốn. Với những khách hàng có tình hình tài chính tương đối tốt và lành mạnh, có khả năng tồn tại, phát triển tốt, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất với mức lãi suất cạnh tranh nhất.


Với những DN đang ở trong giai đoạn khó khăn nhưng có khả năng vượt qua được khó khăn để tiếp tục tồn tại phát triển, chúng tôi luôn có những hỗ trợ về nguồn vốn tín dụng với các điều kiện phù hợp với thực tế thị trường hiện nay, trường hợp cần thiết có thể xem xét để tái cơ cấu lại khoản vay, điều chỉnh lại thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ, phù hợp với khả năng trả nợ thực tế của khách hàng; điều chỉnh lại lãi suất cho vay áp dụng với khách hàng. Trong trường hợp đặc biệt khác, chúng tôi có thể xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng.

 

Ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính độc lập:


Với những DN quá yếu kém, ngân hàng cũng nỗ lực giúp đỡ nhưng vẫn phải duy trì những chuẩn mực tín dụng. Trong trường hợp một DN mất khả năng thanh toán và rơi vào tình trạng nợ xấu thì ngân hàng cần phải có những biện pháp thích hợp để hỗ trợ nhưng đồng thời cũng bảo toàn quyền lợi của ngân hàng.


Trong những tình thế này, nếu DN không có khả năng phục hồi và tiếp tục suy thoái có thể dẫn đến tình trạng phá sản thì ngân hàng bắt buộc phải có biện pháp chế tài, kể cả những biện pháp thu hồi vốn như thanh lý tài sản bảo đảm, hay đưa con nợ ra trước pháp luật. Những biện pháp này là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng có thể sử dụng để thu hồi lại vốn nhưng rõ ràng không phải là những biện pháp mong muốn.


Những biện pháp này cũng được xem như là những cách sàng lọc khách hàng để bảo toàn vốn và quyền lợi của ngân hàng. Nói chung, trong ngành ngân hàng hiện nay, với nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, dẫn đến phá sản thì những biện pháp mạnh nhất của ngân hàng cũng được xem như là cách sàng lọc của hệ thống ngân hàng để duy trì những khách hàng tốt.

 

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam:


Ngoài việc giảm lãi suất thì các chủ trương của ngân hàng và tài chính vừa qua đã mở thêm nhiều biện pháp để tiếp tục đưa vốn ra, như việc Bộ Tài chính đã có một loạt chính sách giảm thuế rồi thúc đẩy tiếp tục cấp ngân sách qua những dự án đã được công bố, đảm bảo giải ngân 70% số này trong quí 3/2012, tương đương mỗi tháng 20 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng mở rộng các đối tượng cho vay cả tiêu dùng và bất động sản ở một số phân khúc, đặc biệt là nhiều ngân hàng đã công bố số lượng tín dụng cho bốn đối tượng ưu tiên, theo dự báo số vốn được đưa ra từ ngân hàng mỗi tháng bình quân 50 nghìn tỷ đồng. Đây là những cơ sở để đảm bảo cho khả năng tăng tín dụng từ 8 - 10% trong năm nay.

 

Minh Phương (ghi)

Tập trung gỡ “nút thắt” vay vốn cho doanh nghiệp
Tập trung gỡ “nút thắt” vay vốn cho doanh nghiệp

Đến nay, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi tiếp cận vốn, hạ lãi suất đối với khoản vay cũ, cho vay đầu tư bất động sản... đã hết sức mở. Nhưng người đứng đầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, nhiều DN nhỏ và vừa vẫn than khó khi tiếp cận vốn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN