07:15 04/07/2012

Hà Nội: Thí sinh nương nhờ cửa chùa giờ nghỉ trưa

Rất nhiều thí sinh dự thi vào đại học Ngoại Giao và đại học Ngoại thương đã chọn chùa Láng làm nơi nghỉ trưa giữa hai buổi thi đầy căng thẳng. Đây là một cách nghỉ ngơi vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.

Rất nhiều thí sinh dự thi vào đại học Ngoại Giao và đại học Ngoại thương đã chọn chùa Láng làm nơi nghỉ trưa giữa hai buổi thi đầy căng thẳng ngày hôm nay. Đây là một cách nghỉ ngơi vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.

Chùa Láng vốn nổi tiếng với khuôn viên yên tĩnh, nhiều cây cổ thụ, không khí mát mẻ đã trở thành nơi nghỉ trưa lý tưởng cho nhiều thí sinh và người nhà.


Ngay từ cổng chùa, đã có rất nhiều thí sinh và phụ huynh ngồi ăn trưa, bàn bạc bài làm buổi sáng.

Ghế đá trong sân chùa, dưới bóng mát cây cổ thụ là nơi lý tưởng để ôn bài.

Có thí sinh còn trang bị cả võng để ngủ "dã chiến".

Phụ huynh nằm trên những ống bê tông xây dựng, thí sinh trải áo mưa nằm ngay trên nền gạch sân chùa.



Nhất cử lưỡng tiện, tranh thủ nghỉ trưa thí sinh này thắp thêm mấy nén hương để cầu khấn cho bài thi sắp tới.

Bữa cơm mùa thi ngay dưới hành lang bên hông chùa

Mẹ quạt mát ru con gái ngủ.



Bố và con gái cùng xem lại bài vở trước giờ "thi đấu".

Phụ huynh này có vẻ rất lo lắng nhưng không biết phải giúp đỡ con gái như thế nào.

Dưới bóng mát rượi của hàng hoa đại, trong không khí yên tĩnh của chùa... là điều kiện lý tưởng để tĩnh tâm.

Vị trí chùa Láng


Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông.

Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).

Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Phong Anh