03:15 23/03/2011

Gợi ý về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội

Hôm qua (22/3), với mục đích xây dựng một trung tâm tài chính đạt đẳng cấp quốc tế, nhân dịp ngài Thị trưởng Khu Tài chính Luân Đôn cùng các chuyên gia sang thăm Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Phát triển khu tài chính, thương mại tại Hà Nội.

Hôm qua (22/3), với mục đích xây dựng một trung tâm tài chính đạt đẳng cấp quốc tế, nhân dịp ngài Thị trưởng Khu Tài chính Luân Đôn cùng các chuyên gia sang thăm Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Phát triển khu tài chính, thương mại tại Hà Nội.

Theo ngài Micheal Bear, Thị trưởng Khu tài chính Luân Đôn, trước khi nói đến việc xây dựng một Trung tâm tài chính đạt đẳng cấp quốc tế (TTTCQT) hãy nghĩ đến việc đầu tiên là phải tạo dựng được lòng tin trong các nhà đầu tư (NĐT) quốc tế.

Theo ông Luis Taylor, đại diện Ngân hàng Satndard Charted, điều đầu tiên mà các NĐT nghĩ đến để đầu tư vào một quốc gia hay đến một TTTCQT nào là xem nơi đó mình có được đảm bảo an toàn về tài sản và điều kiện làm ăn ở đó có thuận lợi không? Điều này liên quan đến rất nhiều vấn đề cụ thể như luật pháp (bảo vệ NĐT khi xảy ra tranh chấp), thuế, các thủ tục hành chính có dễ dàng cho NĐT khi tham gia, sự ổn định của các chính sách vĩ mô. TTTCQT còn phải có khả năng liên thông, liên kết quốc tế như gần sân bay, cảng, thông tin liên lạc, giao thông đi lại thuận lợi. Ngoài ra, một TTTCQT còn phải tính đến việc nằm trong một chiến lược phát triển chung toàn cầu.

Dưới giác độ nhà phát triển các TTTCQT, ông Raymond Chow, đại diện Tập đoàn Jardines Mattheson cho biết, tập đoàn này đang quản lý những TTTC sầm uất nhất Hồng Công. Để một TTTC thành công, ở đó, nhà vận hành phải đảm bảo sự kết nối hoàn hảo giữa các dịch vụ tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, môi trường sống và làm việc xanh, khu vui chơi giải trí, casino... tức là phải xây dựng TTTCQT như một khu liên hợp, đảm bảo thỏa mãn tối đa những nhu cầu của các NĐT.

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, việc xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu, trung tâm tài chính – ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước là mong muốn của chính quyền và nhân dân Hà Nội. Thậm chí, chính quyền thành phố còn đưa việc xây dựng Hà Nội thành TTTC-thương mại là nhiệm vụ trọng tâm và là yêu cầu bức thiết.

Tuy nhiên, triển khai thực hiện các mục tiêu trên như thế nào? Tức lấy mô hình nào, ở quy mô nào và theo lộ trình ra sao thì điều này lại chưa được thể hiện rõ ràng và là điều lãnh đạo các đơn vị tham mưu cho thành phố chưa định hình rõ.

Theo Thị trưởng Khu Tài chính Luân Đôn, các nhà hoạch định của Hà Nội cần hết sức thận trọng khi bắt tay vào xây dựng TTTCQT. Hà Nội cần phải có thước đo về chất lượng dịch vụ, cuộc sống trên địa bàn xem chỉ số cạnh tranh đã tốt chưa. Các TTTCQT như Luân Đôn, Hồng Công, Xinhgapo đều có các chỉ số cạnh tranh xếp thứ 1, 2, 3 trên thế giới mới hiệu quả. “Tất cả phải vào hàng tốt nhất thế giới thì TTTCQT mới hiệu quả!”, Thị trưởng Khu Tài chính Luân Đôn khuyến cáo.

Xuân Hương