10:16 16/10/2014

Doanh nghiệp tự vay, tự trả vốn xây sân bay Long Thành

Vốn đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (ở Đồng Nai) sẽ được huy động các nguồn từ ngân sách và xã hội hóa. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa chiếm 56%,tương đương 92.600 tỷ đồng, sẽ phân bổ cho các nhà đầu tư theo phương thức doanh nghiệp tự vay và tự trả.

Vốn đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (ở Đồng Nai) sẽ được huy động các nguồn từ ngân sách và xã hội hóa. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa chiếm 56%, tương đương 92.600 tỷ đồng, sẽ phân bổ cho các nhà đầu tư theo phương thức doanh nghiệp (DN) tự vay và tự trả.


Đây là những thông tin được đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết tại cuộc họp ngày 16/10 ở TP Hồ Chí Minh và là lần thứ hai, Bộ Giao thông Vận tải chính thức thông tin, làm rõ những vấn đề liên quan đến dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự kiến trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. 


Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành.



Hiện nay, với nhu cầu vận tải tăng cao, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đã khai thác đạt công suất thiết kế là 20 triệu khách/năm và đang được cải tạo mở rộng để đạt công suất 25 triệu khách/năm. Dự kiến sau năm 2017, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải. Trong khi đó, việc mở rộng nâng công suất cảng để đáp nhu cầu 40-50 triệu khách/năm cho giai đoạn 2025 – 2030 là không khả thi.


Nhiều ý kiến cho biết, nguyên nhân việc nâng công suất khai thác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường dân sinh, mặt khác vùng trời khai thác bị hạn chế do gần với căn cứ không quân Biên Hòa. Hơn nữa, chi phí mở rộng nâng công suất sẽ quá lớn cho với việc phát triển một cảng hàng không mới. Do đó, việc xây dựng Cảng hàng không quc tế Long Thành cần phải sớm thực hiện.


Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết thêm, khi càng phát triển thì sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau. Mức độ xung đột lớn nhất có thể cả hai sân bay sẽ không hoạt động được nữa. Vì thế, việc triển khai dự án xây dựng sân bay Long Thành theo mục đích là sân bay trung chuyển lớn nhất ở khu vực, đã đến thời cơ phải làm. Mặc dù hiện nay, chúng tôi đang cấp đất để Tân Sơn Nhất mở rộng cảng, nhưng chỉ đến một mức nào đó. Việc phát triển về cơ bản, lâu dài, vững chắc cho ngành hàng không Việt Nam và khu vực phía Nam thì việc xây dựng sân bay Long Thành theo chúng tôi là hết sức phù hợp, chính đáng, cần triển khai càng nhanh, càng tốt”, ông Tuấn nói.


Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc huy đng vốn đầu tư xây dựng Cảng hàng không quc tế Long Thành sẽ gắn với các dự án đầu tư, các hạng mục cụ thể. Theo nguyên tắc Nhà nước, chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn, còn lại 56% được khuyến khích DN đầu tư vào các hạng mục thành phần dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn ngay. Theo đó, các doanh nghiệp tự vay từ vốn ODA và tự hoàn trả.


Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho biết giai đoạn một của dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 164.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà nước đầu tư là khoảng 84.000 tỷ đồng, còn lại là dùng vốn vay của DN. Tuy nhiên, điểm khác biệt lần này là vốn ODA sẽ do nhà nước đứng ra vay, sau đó cho Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam vay lại trả vốn vay ODA trong nhiều năm theo lộ trình.


Cũng tại cuộc họp, ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã làm rõ thêm các thông tin liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư… nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.


Theo ông Vĩnh, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện quy hoạch 2 khu tái định cư, bố trí giao thông thuận tiện, gần các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu việc làm sau này bởi nhu cầu lao động trong giai đoạn tới là xấp xỉ 60.000 người. Tỉnh cũng đang chuẩn bị đề án chuyển đổi nghề cũng như phối hợp định hướng đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực phục vụ trong sân bay, để ưu tiên cho người dân trong vùng tái định cư.


Cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích khoảng 5.000 ha, được thiết kế với công suất 100 triệu khách/năm. Bên cạnh đó, các quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam hoàn toàn phù hợp với nhu cầu giao thông tiếp cận, kết nối giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với TP Hồ Chí Minh. Cụ thể là 3 tuyến đường cao tốc: Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành; Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến đường sắt Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.



Hải Yên