09:20 17/09/2016

Doanh nghiệp ngóng quy chuẩn thành phần trên nhãn sản phẩm

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm vẫn đang ngóng Cục An toàn thực phẩm - ATTP (Bộ Y tế) sớm ban hành quy định pháp luật về khoảng dung sai đối với giá trị dưỡng chất ghi trên nhãn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói: “Mức dung sai cần được xác định một cách khoa học, được công nhận bởi cơ quan quản lý để in nhãn trên sản phẩm, minh bạch thông tin với người tiêu dùng.


Đảm bảo chất lượng và quyền lợi khách hàng

Đã 2 năm nay, các doanh nghiệp mệt mỏi vì phải chờ đợi quy định hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế vềkhoảng dung sai cho phép đối với giá trị dưỡng chất ghi trên nhãn sản phẩm.Cùng một kiến nghị gửi đến 3 Bộ, trong khi Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông nhưng Bộ Y tế vẫn “im lặng”, khiến các doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí cơ hội.

Cần khung pháp lý về dung sai cho sản phẩm sữa. Ảnh minh họa 

Từ năm 2014 đến nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi 6 văn bản cùng 2 cuộc gặp gỡ với Cục ATTP chỉ để kiến nghị về thủ tục công bố hợp chuẩn hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu là phụ gia, gia vị để phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, vướng mắc này đến nay chưa được giải quyết.


Chưa có quy chuẩn, các doanh nghiệp phải tiến hành tự công bố giá trị các dưỡng chất và giá trị ghi trên nhãn sản phẩm và được Cục ATTP công nhận. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn đều tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về ghi nhãn dưỡng chấtvà căn cứ trên các nghiên cứu về sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay khi xét duyệt các hồ sơ công bố, Cục ATTP lại không công nhận khoảng dung sai cũ nữa. Vì vậy, đã có nhiều ách tắc trong quá trình công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. 


Trước khó khăn này, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp hội Sữa Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khácđã gửi kiến nghị chính thức tới lãnh đạo Cục ATTP đề nghị sớm ban hành quy định, hướng dẫn chính thức, rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế về khoảng dung sai cho phép đối với các dưỡng chất công bố trong sản phẩm thực phẩm, nhằm đảm bảo hành lang pháp lý minh bạch và ổn định cho các doanh nghiệp.


Theo đó, các doanh nghiệp đề xuất:Mức dung sai phù hợp với thông lệ quốc tế: Giá trị kiểm nghiệm tối thiểu bằng 80% giá trị ghi trên nhãn;không giới hạn mức tối đa, trừ các dưỡng chất có mức tối đa đã được xác định là có ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đảm bảo minh bạch thông tin cho người tiêu dùng: Trên nhãn sản phẩm ghi rõ: “Giá trị dinh dưỡng tối thiểu phải đạt lớn hơn hoặc bằng 80% giá trị thông tin trong bảng ‘Thông tin dinh dưỡng’”.


Theo ông Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc điều hành Nghiên cứu và Phát triển, CTCP Sữa Việt Nam, sự sai lệch về dung sai là điều không tránh khỏi nhưng dung sai như thế nào cho phù hợp để không gây khó khăn cho nhà sản xuất?


“Năm 2015, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia với giá trị xuất khẩu đạt 250 triệu USD, nếu không tuân thủ quy định của các nước, Vinamilk sẽ không thể nào xuất khẩu được sản phẩm sang các nước này. Cần quy định mức tối thiểu 80% đối với vitamin và khoáng chất bổ sung và không quy định mức tối đa, các dưỡng chất bổ sung bắt buộc cần làm rõ thêm”, ông Khánh kiến nghị.


Cần hòa hợp với các quy định của quốc tế


Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định: Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm luôn dao động, bản thân sản phẩm cũng luôn có những sai số khác nhau, từ năm 2012 đã có quy định hàm lượng dao động đến 66% theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với sữa công thức cho trẻ từ 0- 12 tháng. Cũng theo ông Trung, sản phẩm nào có quy chuẩn thì nên áp quy chuẩn, đối với sản phẩm không có quy chuẩn, nên áp dụng như đối với chất dinh dưỡng đa lượng với mức tối thiểu 80% và tối đa 120%. Đối với dưỡng chất vi lượng, mức quy định là tối thiểu 80% và không quy định mức tối đa, đối với các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên khống chế mức tối đa.


Từ góc độ chuyên gia quốc tế với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý thực phẩm, Tiến sỹ Tee E Siong, Nguyên Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch, Dinh dưỡng và Tiểu đường, Viện Nghiên cứu Y khoa, Bộ Y tế Malaysia nói: “Hàm lượng dưỡng chất trong sản phẩm thực phẩm luôn có sự dao động do 4 yếu tố: Sự dao động hàm lượng trong nguyên liệu do các yếu tố tự nhiên như mùa vụthời tiếtdao động do quá trình sản xuất;dao động do sai số của phương pháp kiểm nghiệm; sự suy giảm do quá trình bảo quản. Tuy nhiên mức độ dao động này thường không vượt quá 20% lượng dưỡng chất đối với dưỡng chất đa lượng; và cao hơn đối với dưỡng chất vi lượng


Theo Tiến sĩ Tee E Siong, Việt Nam nên sớm ban hành quy định về khoảng dung sai hài hòa với các quốc gia trong khu vực và quốc tế, cụ thể là tối thiểu 80% giá trị ghi trên nhãn cho cả dưỡng chất đa lượng và vi lượng; tối đa 120% đối với những dưỡng chất cần hạn chế do có ảnh hưởng đến sức khỏe như chất béo, chất béo trans, đườngvà không quy định mức tối đa cho các dưỡng chất khác, ngoại trừ các mức đã được pháp luật quy định, để doanh nghiệp tuân thủ đượcvà tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nước. 


Đại diện Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề xuất: Việt Nam cần hòa hợp với các quy định của quốc tế, không nên có các quy định khắc nghiệt hơn các quốc gia trong khu vựcvì điều này sẽ khiến doanh nghiệp không tuân thủ được.

Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho rằng: Cần phải đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu, nhưng cũng phải đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Do đó, quy định về dung sai của sản phẩm cũng cần phù hợp với các quốc gia, để doanh nghiệp không gặp khó trong quá trình hội nhập.


Minh Phương