Quê hương của Kỷ Hiểu Lam tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Ngày 4/12, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và thành phố Thương Châu – Trung Quốc”, với sự góp mặt của đoàn đại biểu thành phố Thương Châu (Trung Quốc), do ông Shang Liguang, Bí thư Thành ủy Thương Châu dẫn đầu.


Quang cảnh hội thảo

Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham dự hội thảo, cùng sự góp mặt củ hàng chục đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.


Tại Hội thảo, ông Shang Liguang, Bí thư Thành ủy Thương Châu đã giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam về thành phố Thương Châu - thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa đa dạng và nền kinh tế năng động; cũng chính là quê hương của danh sĩ Kỷ Hiểu Lam, đã rất quen thuộc với khán giả Việt Nam qua bộ phim truyền hình "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam" và là nơi có di sản văn hóa Thế giới: Kênh Đại Vận Hà.


Ông Shang Liguang, Bí thư Thành ủy Thương Châu, mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam

Theo ông Shang Liguang,  Thương Châu là một thành phố cổ kính có nền văn hóa lâu đời nằm ở bên bờ biển Hải Bột, phía Đông Nam của tỉnh Hà Bắc, có diện tích 14.000 km2 và dân số 7,6 triệu người. Đây là quê hương của môn võ Wushu, nghệ thuật nhào lộn, nghề đúc ống và luyện kim, đồng thời cũng nổi tiếng với hai đặc sản là táo đỏ và lê  trắng Ya. Năm 2014, GDP của Thương Châu là 313,3 tỉ NDT (49,7 tỉ USD).


"Là một thành phố mở ở ven bờ biển, Thương Châu tận dụng được nhiều cơ hội mang lại nhờ các chiến lược quốc gia như Chiến lược Hợp tác Phát triển Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc; “Một vành đai – Một con đường”; Hợp tác Phát triển Các khu vực quanh biển Bột Hải.  Có 7 tuyến đường sắt và 7 đường cao tốc nối với Thương Châu, từ đây chỉ mất 51 phút để tới Bắc Kinh và 22 phút để tới Thiên Tân. Cảng Hoàng Hoa của Thương Châu có thể tiếp nhận tàu trọng tải 200.000 tấn. Thành phố có 37.000 ha đất canh tác và 147.000 ha đất chưa sử dụng trên bờ biển, tạo thành một quỹ đất quý giá cho các ngành công nghiệp ven biển", ông Shang Liguang nhấn mạnh.


Cũng theo ông Shang Liguang,  ngành đường ống và phụ kiện là ngành công nghiệp chủ đạo của thành phố Thương Châu. Có tới 3.459 nhà máy sản xuất đường ống và phụ kiện với 136.000 công nhân đang hoạt động tại đây. Thương Châu được biết đến là trung tâm sản xuất và xuất khẩu đường ống và phụ kiện, là thủ phủ sản xuất đường ống và ống khuỷu tay của Trung Quốc. Hợp tác với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khoa học như Đại học Thanh Hoa và Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, các nhà máy ở Thương Châu có thể thiết kế và sản xuất 16 ống loại lớn, 370 ống loại nhỏ và 3.500 loại ống thép, ống khuỷu tay, mặt bích và linh phụ kiện, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực năng lượng, hóa dầu, xây dựng dân dụng, đóng tàu, hàng không, khai thác than, công nghiệp quân sự… Thương Châu chiếm tới 60% sản lượng ống và phụ kiện của Trung Quốc, và xuất khẩu sản phẩm sang hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 


Những doanh nghiệp nổi tiếng của Thương Châu có thể kể  đến như Công ty TNHH Ống thép Chuyên dụng Xinzhonglian chuyên sản xuất ống hình chữ nhật với quy mô lớn nhất nước và là đơn vị duy nhất cung cấp đường ống cho ngành đóng tàu tiên tiến và cọc lan can mới ở Trung Quốc; Công ty TNHH Ống thép Huayang là nhà sản xuất đường ống lớn nhất ở Hà Bắc, chuyên cung cấp ống hàn cao tần ERW và ống hàn LSAW; Công ty TNHH Ống thép Synda là nhà sản xuất ống thép xoắn chuyên nghiệp với công nghệ hàng đầu và cũng là nhà cung cấp loại 1 cho các công ty dầu mỏ và khí đốt lớn của Trung Quốc như Sinopec và Petrochina.


"Hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thương Châu đã diễn ra trong thời gian qua. Năm 2014, đã có 140 doanh nghiệp Thương Châu xuất hàng sang Việt Nam, với hàng trăm sản phẩm thuộc nhiều nhóm chính. Theo đánh giá của lãnh đạo thành phố Thương Châu, tương lai của việc hợp tác giữa Thương Châu và Việt Nam rất rộng mở và chúng tôi sẽ nắm bắt cơ hội này, coi Việt Nam là trọng tâm để mở cửa đối ngoại, thúc đẩy phát triển", ông Shang Liguang khẳng định.


Cùng với đó, theo ông Shang Liguang, Thương Châu là thành phố có chất lượng môi trường đầu tư tốt cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy lãnh đạo thành phố rất mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm và "mở hướng" đầu tư và hợp tác với Thương Châu.


Bí thứ Thứ nhất phụ trách thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ông Yan Yaoxin, phát biểu.

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thứ Thứ nhất phụ trách thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ông  Yan Yaoxin, khẳng  định: Phòng Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp Việt Nam và Thương Châu, tạo cầu nối để hợp tác giữa hai bên và mong muốn sẽ có nhiều hơn những doanh nghiệp Thương Châu tới Việt Nam đầu tư.

PV
Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN