03:10 17/03/2014

Điều gì xảy ra sau trưng cầu dân ý tại Crimea?

Kết quả bỏ phiếu của nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine về việc gia nhập Liên bang Nga chỉ bước đầu tiên trong một loạt những sự kiện có thể định hình lại bản đồ khu vực châu Âu kể từ sau khi Kosovo tuyên bố độc lập từ Serbia năm 2008.

Kết quả bỏ phiếu của nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine về việc gia nhập Liên bang Nga chỉ bước đầu tiên trong một loạt những sự kiện có thể định hình lại bản đồ khu vực châu Âu kể từ sau khi Kosovo tuyên bố độc lập từ Serbia năm 2008.

Một chiếc máy bay trực thăng quân sự MI -35 của quân đội Nga tuần tra khu vực gần làng Strelkovo, Kherson, khu vực tiếp giáp với bán đảo Crimea ngày 16/3/1014. Ảnh: B.I


Dưới đây là một số hoạt động dự đoán sẽ diễn ra trong những ngày tới khi phương Tây và Ukraine phản ứng với những gì mà họ gọi là "sự can thiệp bất hợp pháp" tại bán đảo Crimea.

Ngày 17/3:

Công bố kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea;

Quốc hội Crimea nhóm họp để thông qua đề nghị chính thức sáp nhập vào Nga và cử một đoàn đại biểu sang Moskva;

Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) hoàn tất dự thảo về việc sáp nhập Crimea, sau đó trình lên cho Thượng viện;

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tới Balan và Liththuania để thảo luận với các đồng minh trong khu vực về vấn đề Ukraine;

Ngoại trưởng EU nhóm họp tại Brussels để bàn các biện pháp trừng phạt đối với Moskva;

Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya gặp Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Bỉ;

Quốc hội Ukraine họp bàn việc tăng ngân sách quốc phòng của nước này;

Ngày 19/3:


Ủy ban châu Âu công bố gói viện trợ để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của Ukraine;

Ngày 21/3:


Hạ viện Nga bỏ phiếu thông qua dự thảo về việc sáp nhập Crimea vào Nga;

EU và Ukraine có thể sẽ ký một hiệp ước mang tính lịch sử, theo lời Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được Brussels chính thức xác nhận;

Binh lính Ukraine đóng tại Crimea sẽ được bổ xung trang thiết bị, quân nhu.

Phó Thủ tướng Crimea, ông Rustam Temirgaliev, ngày 16/3 nói với phóng viên của hãng NBC News rằng hiện nay, mối quan tâm lớn trong cuộc khủng hoảng Ukraine là nguy cơ về các cuộc đụng độ giữa lực lượng ủng hộ Nga và các nhóm khiêu khích khác, gây bất ổn ở phía đông và phía nam của Ukraine, nơi có nhiều người Nga sinh sống.

Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục gia tăng ở miền nam và miền đông Ukraine khiến 3 người thiệt mạng trong những cuộc đụng độ gần đây tại các thành phố Donetsk và Kharkov, miền đông Ukraine. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angel Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin "bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở phía đông và đông nam Ukraine do các nhóm cực đoan khiêu khích" và đã nhắc lại lời tuyên bố này đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói rằng tình trạng bất ổn đang được phát động bởi các nhóm cực đoan có liên quan đến chính phủ mới tại Kiev.

"Nga và Ukraine là hai quốc gia có lịch sử gắn bó với nhau lâu dài. Sự bất ổn ở Ukraine dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Yanukovych sau đó cho thấy sự phản ứng nhanh nhẹn và hiệu quả của Tổng thống Putin để kiểm soát tình hình ở một khu vực quan trọng, trong khi chính phủ lâm thời của Ukraina quá chậm chạp" - Keir Giles, chuyên gia về các vấn đề An ninh quốc tế Nga và Á - Âu tại viện nghiên cứu chính sách độc lập Chatham House (Mỹ), nói.


CT
(Theo AFP/B.I)