12:14 17/12/2012

Cuộc thảm sát... chuột lớn nhất trong lịch sử

Nằm cách bờ biển khu vực Nam Mỹ khoảng 1.800km, đảo South Georgia không có cư dân sinh sống nhưng lại là “thiên đường” của hàng triệu con chuột. Tổ tiên của loài gặm nhấm này đặt chân lên được hòn đảo thuộc Đại Tây Dương này là nhờ các con thuyền buôn trong thế kỷ 18.

Nằm cách bờ biển khu vực Nam Mỹ khoảng 1.800km, đảo South Georgia không có cư dân sinh sống nhưng lại là “thiên đường” của hàng triệu con chuột. Tổ tiên của loài gặm nhấm này đặt chân lên được hòn đảo thuộc Đại Tây Dương này là nhờ các con thuyền buôn trong thế kỷ 18. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào là các loài chim biển, “cộng đồng” chuột sinh sôi và phát triển một cách chóng mặt.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Chưa có một thống kê chính xác có bao nhiêu triệu con chuột hiện đang sống ở South Georgia, hòn đảo dài 167,4km và chiều dài nhất đạt 37km. Nhưng dù số lượng này là bao nhiêu, thì South Georgia vẫn là “điểm nóng” trong chương trình hành động của quỹ động vật hoang dã South Georgia Heritage Trust (SGHT), vì loài chuột đang đe dọa tính mạng hàng triệu con chim biển vốn đã chọn hòn đảo này làm nơi sinh sống. Những đàn chuột khổng lồ trên đảo này đang “tận diệt” chim non và trứng chim. SGHT đã lên kế hoạch “quét sạch” chuột khỏi hòn đảo này trong một chiến dịch “tàn sát” chuột lớn nhất trong lịch sử thế giới.


Theo đó, từ đầu năm 2013, SGHT sẽ thuê các máy bay trực thăng rải hạt ngũ cốc trộn bả xuống một số nơi trên đảo, với tỷ lệ 6,5km độc chất brodifacoum/ha. Chưa ai đặt ra câu hỏi về những thiệt hại tổng hợp về mặt môi trường từ vụ “rải thảm” bả chuột này, trong đó không thể phủ nhận sẽ có nhiều cá thể chim, vốn là mục tiêu bảo vệ, cũng bị chết theo. Tuy nhiên, SGHT không còn lựa chọn nào khác, bởi các đàn chuột tại đây không sớm thì muộn, cũng sẽ tràn ngập toàn bộ các khu vực trên đảo, trong đó có những điểm cho tới nay vẫn là khu vực an toàn cho các cá thể chim.


Stefan Ziegler, một nhà sinh thái học thuộc Tổ chức động vật hoang dã thế giới (WWW), lo ngại rằng từ góc độ bảo vệ thiên nhiên, ông ủng hộ kế hoạch này. Nhưng ông cũng hoài nghi rằng liệu “chiến dịch” đánh bả này có thành công, bởi chỉ cần một vài con chuột còn sống sót, chỉ sau vài năm, chúng lại sinh sôi nảy nở gần bằng số lượng như cũ.



T.L