03:16 23/03/2016

Cơn khát nước sạch giày vò thế giới

Khoảng 650 triệu người, tương đương với 1/10 dân số thế giới, không thể tiếp cận với nước sạch hàng ngày, điều này khiến họ luôn bị rình rập bởi nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hại tới sức khỏe.

Nước bẩn và điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã dẫn đến bệnh đường ruột ở nhiều trẻ em, theo ước tính của Liên hợp quốc, tình trạng đó khiến mỗi ngày có tới 900 trẻ em dưới năm tuổi tử vong trên khắp thế giới.

Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc nhiễm trùng do thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường dẫn tới cái chết thương tâm của nhiều trẻ sơ sinh trên khắp thế giới.

WHO ước tính rằng mỗi 1 USD được đầu tư để cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh sẽ đem lại lợi ích từ 4 đến 12 USD.

Liên hợp quốc khẳng định việc được tiếp cận với nguồn nước sạch có ý nghĩa sống còn đối với con người. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch còn đem lại lợi ích về thời gian, an ninh và sự tiện lợi.

Lũ trẻ hứng nguồn nước quý hiếm từ một vòi nước công cộng ở Kabul, Afghanistan.

Cô bé gồng gánh thùng đựng nước sinh hoạt lấy từ sông Dala ở Yangon, Myanmar.


Một cô bé vội vã đến lấy nước ở bang Amazonas, Brazil.


Ông lão Palestine đồng hành cùng chú lừa chất đầy các chai nhựa rỗng để tích nước uống tại Khan Younis ở phía nam Dải Gaza.


Cậu bé người Pakistan phải kiễng chân để hứng nước ở ngoại ô Islamabad.


Anh Ram Khumar Khadka (36 tuổi) dọn vệ sinh giếng ở Kathmandu (Nepal), anh đã làm việc này được 12 năm và kiếm được khoảng 18 USD cho một ngày công.


Chiếc thuyền nhỏ chất đầy chai nhựa rỗng để đựng nước của người dân vùng ngập nước tại Malabon, Philippines.


Nhóm bé trai tỉ mẩn lấy nước từ một đầm lầy ở Baghdad, Iraq.


Xung quanh phá Lagos, Nigeria là mênh mông nước, nhưng nước sạch thì lại vô cùng quý hiếm.


Người phụ nữ hớt hải mang các thùng nhựa để đựng nước được cấp bởi một tổ chức từ thiện tại thủ đô Sanaa của Yemen.


Hà Linh (Theo Reuters)