06:15 01/06/2015

Chuyện gì xảy ra khi Luật Ái quốc Mỹ 'hết hạn'

Kể từ ngày 1/6, chính phủ Mỹ sẽ phải đối mặt mới việc tự tìm phương pháp mới để điều tra và dò tìm khủng bố sau khi Luật Ái quốc hết hiệu lực.

Kể từ ngày 1/6, chính phủ Mỹ sẽ phải đối mặt mới việc tự tìm phương pháp mới để điều tra và dò tìm khủng bố sau khi Luật Ái quốc hết hiệu lực.

Thượng nghị viện Mỹ đã thất bại trong việc kéo dài "tuổi thọ", tránh cho Luật Ái quốc biến mất trước hạn chót vào đêm 31/5 (theo giờ Mỹ).

Các thượng nghị sĩ Mỹ tại một phiên họp Thượng viện ở thủ đô Washington ngày 14/5. Ảnh: AFP/TTXVN


Tổng thống Barack Obama và các quan chức chính phủ đã trải qua những ngày cuối tuần với hàng loạt cảnh báo về hậu quả an ninh quốc gia nghiêm trọng trong khi hầu hết những người ủng hộ cải tổ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) lại không hề quá sốt sắng.

Thượng viện Mỹ đang hy vọng phục hồi lại đạo luật do cựu Tổng thống George W. Bush đề xuất và được Quốc hội Mỹ thông qua từ năm 2001 này, vậy những thay đổi giữa hiện tại và tương lai khi chính phủ Mỹ không còn khả năng tự do thu thập dữ liệu viễn thông của người dân là gì?

Công cụ chống khủng bố nào của Mỹ sẽ biến mất?


Chính phủ sẽ mất đi quyền thu thập dữ liệu hợp pháp dựa trên 3 điều khoản của Luật Ái quốc.

Việc gây tranh cãi nhất là khả năng "càn quét" của chính phủ Mỹ dựa trên khoản 215 cho phép NSA thu thập dữ liệu điện thoại của hàng triệu người Mỹ và lưu giữ những dữ liệu này trong vòng 5 năm sẽ không còn.

Tiếp đó, các nhà làm luật cũng không được phép nghe trộm điện thoại để lần dấu nghi phạm khủng bố, những kẻ thường xuyên thay đổi thiết bị liên lạc. Thay vào đó, họ sẽ phải xin phép để theo dõi từng thiết bị mới.

Thứ ba, chính phủ sẽ mất điều khoản pháp lý cho việc sử dụng các phương tiện an ninh quốc gia để chống lại những “con sói đơn độc”, nghi phạm khủng bố hành động tự phát một mình không có sự kết nối với nhóm khủng bố nước ngoài. Vậy nhưng Bộ Tư pháp Mỹ từng xác nhận rằng những điều khoản này chưa từng được sử dụng.

Tuy nhiên các quan chức FBI và NSA sẽ được phép tiếp tục sử dụng khoản 215 và nghe trộm điện thoại trong các cuộc điều tra họ thực hiện từ trước ngày 1/6.

Bất cứ cuộc điều tra mới nào cũng sẽ không được thực hiện nghe lén và không có khả năng kiến nghị dựa trên Đạo luật Do thám Tình báo nước ngoài để cung cấp các giấy phép thu thập dữ liệu cho các vụ việc liên quan an ninh quốc gia.

Quá trình "từ biệt" chương trình này đã bắt đầu vào tuần này và NSA sẽ khởi động việc cắt dần kết nối với các công ty viễn thông bắt đầu từ 16 giờ chiều ngày 31/5 (giờ địa phương).

Các quan chức cho biết chính phủ sẽ bắt đầu hạ dần chương trình thu thập dữ liệu trong tuần cho đến hạn 1/6.

CNN dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc “tạm dừng hệ thống” này sẽ ảnh hưởng tới quá trình nhập dữ liệu giữa các công ty viễn thông và tình báo Mỹ.

Đạo luật Ái quốc hết hiệu lực đồng nghĩa với việc cắt đi những nguồn cung cấp dữ liệu và thiết lập lại các phần mềm quản lý để ngăn khả năng quan chức Mỹ truy cập vào bất cứ dữ liệu của công ty viễn thông nào.

Quan chức giấu tên này cho biết: “Chúng tôi khóa hệ thống này lại để không còn có cơ hội dữ liệu bị truy cập trong khung thời gian đó”.

Một quan chức tại công ty viễn thông cho biết: “Thực tế họ chỉ có thể biết về các dữ liệu trong ngày 31/5, thời điểm sau đó họ sẽ không được cung cấp thông tin và chúng tôi sẽ không đưa cho họ bất cứ thứ gì”.

Một quan chức Bộ tư pháp đã nhận định rằng “quá trình kỹ thuật và hợp pháp cần phải được tiến hành” để chương trình này dừng lại.

Vậy từ sau 1/6, nước Mỹ có an toàn hơn?

Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch cho rằng trong tuần này Mỹ phải đối mặt với sự mất hiệu lực nghiêm trọng trong an ninh quốc gia.

Trong khi đó, ông James Clapper, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ trong một phát biểu ngày 29/5 cho biết nước Mỹ “đã để tuột mất khả năng quan trọng hỗ trợ việc phát hiện ra những tổ chức khủng bố nước ngoài tiềm tàng”.

Nhưng những người phản đối Luật Ái quốc quyết định không sợ hãi về vấn đề an ninh quốc gia và đặt vấn đề riêng tư của cá nhân quan trọng hơn.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) vào ngày 28/5 cho rằng: “Chính phủ Mỹ có nhiều công cụ khác cho phép việc thu thập dữ liệu cần thiết”.


Hà Linh (Theo CNN)