11:15 30/11/2020

Chờ đợi một diện mạo mới cho Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hà Nội gây ấn tượng mạnh với thiết kế kiến trúc độc đáo theo chiều kim tự tháp ngược, trị giá 2.300 tỷ đồng, nhưng 10 năm qua vẫn vắng khách đến tham quan.

Năm 1982, Bảo tàng Hà Nội được thành lập tại số 5B phố Hàm Long. Nơi đây vừa là trụ sở làm việc và cũng là nơi lưu giữ tới hàng vạn hiện vật quý về Thủ đô Hà Nội (trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn 7.000).

Đến năm 2008, Hà Nội đầu tư xây dựng một bảo tàng bề thế ngay cạnh công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia, khánh thành vào ngày 6/10/2010, đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tòa nhà kim tự tháp ngược khổng lồ của Bảo tàng Hà Nội có diện tích 54.000m2, cao 30,7 mét. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, Bảo tàng vẫn rất ít khách tham quan.

Video toàn cảnh Bảo tàng Hà Nội nhìn từ trên cao (tháng 11/2020):

Đến ngày 20/5 vừa qua, Bảo tàng Hà Nội đã thông báo tạm dừng đón khách tham quan để phục vụ công tác thi công trưng bày thường xuyên, dự kiến đến cuối 2021 mới mở cửa đón khách trở lại.

Người dân Thủ đô và du khách đều có chung mong muốn, khi trở lại, Bảo tàng Hà Nội sẽ tìm ra “cách kể chuyện” hiện đại và giàu sức hấp dẫn hơn qua các phương án trưng bày hiện đại, từ đó thu hút du khách, trở thành một điểm đến mới đầy ấn tượng.

Một số hình ảnh do phóng viên báo Tin tức ghi nhận tại Bảo tàng Hà Nội tháng 11/2020:

Chú thích ảnh
Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào 6/10/2010.
Chú thích ảnh
Kinh phí xây dựng Bảo tàng Hà Nội lên đến 2.300 tỉ, trên khu đất rộng 54.000 m2.
Chú thích ảnh
Bảo tàng có hình kim tự tháp ngược, cao 30,7 mét, là thiết kế của Liên doanh tư vấn GMP - ILAG (Đức)
Chú thích ảnh
10 năm qua, bảo tàng rất ít hoạt động và gần như chưa mang lại lợi ích tương ứng với số tiền bỏ ra xây dựng.
Chú thích ảnh
Ngày 20/5 vừa qua, Bảo tàng Hà Nội thông báo tạm dừng đón khách tham quan để phục vụ công tác thi công trưng bày thường xuyên.
Chú thích ảnh
Dự kiến đến cuối năm 2021, bảo tàng  mở cửa đón khách trở lại.
Trung Nguyên/Báo Tin tức